Hạn chế, khó khăn trong chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý tài chính ngân sách nhà nước của nước ta hiện nay là gì?

Hạn chế, khó khăn trong chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý tài chính ngân sách nhà nước của nước ta hiện nay là gì? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Tình hình chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý tài chính - ngân sách nhà nước của nước ta thời gian qua như thế nào?

Ngày 23/06/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ban hành Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2023 chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về tài chính - ngân sách Nhà nước.

Theo đó, trong Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2023 nêu rõ:

- Thực hiện các Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 33/2008/CT-TTg năm 2008 về việc thực hiện nghiêm các chính sách tài khóa và thực hiện các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra và Chỉ thị 31/CT-TTg năm 2018 về việc chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước. Theo đó, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã rất cố gắng trong tổ chức thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác quản lý tài chính - ngân sách nhà nước.

- Công tác quyết toán, kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, giám sát, công khai, minh bạch được tăng cường; nhiều sai phạm trong quản lý tài chính - ngân sách nhà nước đã được phát hiện và xử lý nghiêm; nhiều cơ chế, chính sách về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước chưa phù hợp đã được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới, góp phần hoàn thiện thể chế, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài chính - ngân sách nhà nước.

- Tuy nhiên, qua công tác kiểm toán, thanh tra thời gian qua cũng cho thấy tình hình vi phạm chế độ, chính sách trong quản lý ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài sản công, nợ công, giá và thẩm định giá vẫn còn xảy ra ở nhiều bộ, ngành, địa phương; việc thực hiện một số kiến nghị, kết luận của cơ quan kiểm toán, thanh tra còn chậm, chưa nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm để xử lý, khắc phục các sai phạm; công tác tổng hợp, báo cáo kết quả xử lý còn hạn chế, chưa đảm bảo thời hạn quy định,…

Hạn chế, khó khăn trong chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý tài chính ngân sách nhà nước của nước ta hiện nay là gì?

Hạn chế, khó khăn trong chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý tài chính ngân sách nhà nước của nước ta hiện nay là gì?

Hạn chế, khó khăn trong chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý tài chính ngân sách nhà nước là gì?

Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2023 cũng đã nêu ra bối cảnh tình hình hiện nay như sau:

- Bên cạnh đó, Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2023 đã chỉ ra bối cảnh tình hình hiện nay đã và đang đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, chấn chỉnh, nâng cao kỷ cương, kỷ luật đảm bảo công khai minh bạch, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài sản công, nợ công;

+ Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng an toàn, bền vững, hiệu quả để có thể ứng phó với những tình huống bất thường, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số

+ Đáp ứng các yêu cầu nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội...;

+ Tăng cường công tác quyết toán, giám sát, kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, công khai, minh bạch;

+ Xác định rõ trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, cá thể hóa trách nhiệm của những cá nhân liên quan, để xem xét xử lý đầy đủ, kịp thời các sai phạm theo quy định.

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý tài chính - ngân sách nhà nước ra sao?

Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2023 nhấn mạnh để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính - ngân sách nhà nước trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi chung là bộ, cơ quan trung ương), Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW (sau đây gọi chung là địa phương) tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị và cấp dưới trực thuộc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính - ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài sản công, quản lý giá và thẩm định giá; tăng cường công tác quyết toán, kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, giám sát, công khai, minh bạch; thực hiện đầy đủ, kịp thời các kiến nghị, kết luận của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, thanh tra. Trong đó, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

+ Về xây dựng, hoàn thiện thể chế

+ Về quản lý thu ngân sách nhà nước

+ Về quản lý chi ngân sách nhà nước

+ Về quản lý viện trợ, vay, trả nợ; kiểm soát nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, nợ của chính quyền địa phương

+ Về quản lý, sử dụng tài sản công

+ Về công tác lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước và báo cáo tài chính nhà nước hằng năm

+ Về đôn đốc, kiểm tra, xử lý, công khai, báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị, kết luận của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, thanh tra.

Võ Thị Mai Khanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}