Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe ô tô thực hiện bảo dưỡng xe đảm bảo an toàn mùa mưa lũ?
Hà Nội yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải thường xuyên thực hiện chế độ bảo dưỡng xe để đảm bảo an toàn giao thông trong mùa mưa bão?
Ngày 13/6/2022, Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn 3045/SGTVT-QLVT năm 2022 hướng dẫn về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trong mùa mưa bão trên địa bàn thành phố. Theo như Công văn này thì Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội đã có những đề nghị gửi đến các đơn vị kinh doanh vận tải và khai thác bến xe trên địa bàn thành phố thực hiện những nội dung như sau:
“1. Các đơn vị vận tải kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô:
- Thường xuyên duy trì và thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, đảm bảo các điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện. Nghiêm cấm đưa các phương tiện không đủ điều kiện an toàn vào hoạt động.
- Bố trí thời gian làm việc của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe theo đúng quy định.
- Yêu cầu lái xe, nhân viên phục vụ trên xe thực hiện các quy định trong hoạt động vận tải: không chở quá tải, tuyệt đối không lái xe sau khi uống rượu, bia; không sử dụng điện thoại khi lái xe, không phóng nhanh vượt ẩu...
- Đối với các vùng ngập sâu, nước chảy xiết: cho phương tiện tạm dừng hoạt động chờ nước rút.
- Tuyệt đối không cho phương tiện lưu thông vào ban đêm khi qua các vùng ngập lụt.
- Thường xuyên cập nhật thông tin và thông báo đến các lái xe của đơn vị về tình hình mưa lũ.
- Có kế hoạch dự phòng phương tiện, người lái để vận chuyển nhân dân khi Thành phố có yêu cầu.
2. Các đơn vị khai thác bến xe trên địa bàn Thành phố:
- Tăng cường công tác kiểm tra phương tiện, người lái trước khi đăng tải, tuyệt đối không cho xuất bến đối với các phương tiện, người lái không đủ điều kiện.
- Thường xuyên cập nhật thông tin và thông báo trên hệ thống truyền thanh của bến về tình hình mưa bão, ngập lụt để các đơn vị vận tải hành khách biết để chủ động trong công tác điều hành.
3. Thanh tra Sở: phối hợp với lực lượng CSGT - Công an Thành phố tăng cường công tác kiểm tra phương tiện, người lái; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định trong tổ chức và quản lý hoạt động vận tải.
Đề nghị các đơn vị nghiêm túc thực hiện./.”
Theo đó, Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội đã đề nghị các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm túc và đúng quy định về bảo dưỡng, sửa chữa và đảm bảo an toàn cho phương tiện giao thông. Công tác thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn thành phố được thực hiện theo hướng dẫn trên.
Hà Nội yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô thực hiện bảo dưỡng xe để đảm bảo an toàn mùa mưa lũ?
Quy định về bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hiện nay?
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 53/2014/TT-BGTVT quy định về bảo dưỡng thường xuyên như sau:
“Điều 5. Bảo dưỡng thường xuyên
1. Bảo dưỡng thường xuyên được thực hiện hàng ngày hoặc trước, sau và trong mỗi chuyến đi.
2. Bảo dưỡng thường xuyên phải được chủ xe hoặc lái xe thực hiện để đảm bảo tình trạng kỹ thuật của xe trước khi xuất phát.
3. Nội dung bảo dưỡng thường xuyên thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.”
Theo đó, việc bảo dưỡng thường xuyên phương tiện giao thông được thực hiện theo quy định trên.
Căn cứ Điều 6 Thông tư 53/2014/TT-BGTVT quy định về bảo dưỡng định kỳ như sau:
“Điều 6. Bảo dưỡng định kỳ
1. Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện theo chu kỳ bảo dưỡng với các cấp bảo dưỡng khác nhau.
2. Việc bảo dưỡng định kỳ được thực hiện tại cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa theo nội dung và chu kỳ như sau:
a) Đối với xe cơ giới có quy định của nhà sản xuất: Thực hiện theo đúng quy định của nhà sản xuất;
b) Đối với xe cơ giới không có quy định của nhà sản xuất: Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa phải xây dựng nội dung bảo dưỡng phù hợp với từng loại xe. Chu kỳ bảo dưỡng thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với các thiết bị chuyên dùng lắp trên xe, căn cứ vào đặc tính sử dụng và hướng dẫn của nhà chế tạo để xác định chu kỳ và nội dung công việc bảo dưỡng cho những hệ thống, thiết bị chuyên dùng ngoài những bộ phận của xe cơ giới được quy định tại Thông tư này.
4. Sau khi thực hiện bảo dưỡng định kỳ cho xe cơ giới, cán bộ kỹ thuật của cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa phải thực hiện nghiệm thu, kiểm tra đảm bảo chất lượng công việc.
5. Các xe cơ giới xuất xưởng sau khi bảo dưỡng định kỳ phải có biên bản giao xe, trong đó ghi rõ thời hạn và các điều kiện bảo hành chất lượng sau dịch vụ. Thời hạn bảo hành không được nhỏ hơn 02 tháng hoặc 1.500 km xe chạy tùy theo điều kiện nào đến trước, tính từ thời điểm giao xe xuất xưởng.”
Như vậy, việc bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được thực hiện theo quy định như trên.
Bao lâu thì sẽ thực hiện bảo dưỡng định kỳ đối với xe ô tô?
Căn cứ vào Phục lục II ban hành kèm theo Thông tư 53/2014/TT-BGTVT quy định về chu kỳ bảo dưỡng định kỳ đối với xe ô tô như sau:
- Ô tô con: thực hiện bảo dưỡng định kì khi đi tối thiểu được quảng đường 5.000 km và tối đa là 10.000 km hoặc sử dụng được 6 tháng.
- Ô tô chở người, ô tô chở người chuyên dùng từ 10 chỗ trở lên: bảo dưỡng định kỳ khi đi tối thiểu được 4.000 km và tối đa là 8.000 km hoặc sử dụng tối thiểu 3 tháng và tối đa 6 tháng.
- Ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng; rơmoóc, sơmi rơmoóc các loại; ô tô chuyên dùng: bảo dưỡng định kỳ khi đi tối thiểu được 4.000 km và tối đa là 8.000 km hoặc sử dụng tối thiểu 3 tháng và tối đa 6 tháng.
Trên đây là quy định về chu kỳ bảo dưỡng định kỳ đối với xe ô tô hiện nay mà doanh nghiệp vận tải cần biết!
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;