Hà Nội dự định chi hơn 1.500.000.000 đồng cho công tác phòng chống HIV/AIDS trong giai đoạn 2021-2030?

Chào Lawnet, cho tôi hỏi vấn đề sau đây: Trong thời gian sắp tới thì thành phố Hà Nội dự định sẽ chi bao nhiêu tiền cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên toàn thành phố? Xin cảm ơn!

Hà Nội dự định chi hơn 1.500.000.000 đồng cho công tác phòng chống HIV/AIDS trong giai đoạn 2021-2030?

Căn cứ vào Mục II Phần 2 Kế hoạch 199/KH-UBND năm 2022 đã tính toán xác định nhu cầu về kinh phí cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trong giai đoàn 2021-2030 như sau:

“Phương pháp ước tính/xác định nhu cầu kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2030 thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 3784/BYT-AIDS ngày 15/7/2020 của Bộ Y tế về việc xây dựng kế hoạch đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 và kế hoạch phòng, chống AIDS năm 2021. Nhu cầu kinh phí được tính toán dựa trên công cụ ước tính nhu cầu kinh phí do Bộ Y tế xây dựng và hỗ trợ kỹ thuật thực hiện thống nhất đối với các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Các phương pháp và công cụ này cũng đã được Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế xây dựng và tập huấn cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, Bản cập nhật của Bộ công cụ ước tính nguồn lực được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Phòng, chống HIV/AIDS tại địa chỉ http://www.vaac.gov.vn).
Căn cứ vào các phân tích trên đây và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn có liên quan của Trung ương, tổng nhu cầu kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2021-2030 được ước tính (chi tiết qua các năm tại Phụ lục 3 kèm theo) và thống kê theo bảng dưới đây:

Như vậy, tổng kinh phi dự chi cho công tác phòng chống dịch HIV/AIDS trong giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội là 1.549.793.000 đồng.

Thành phố Hà Nội dự định chi hơn 1.500.000.000 đồng cho công tác phòng chống HIV/AIDS trong giai đoạn 2021-2030?

Hà Nội dự định chi hơn 1.500.000.000 đồng cho công tác phòng chống HIV/AIDS trong giai đoạn 2021-2030? (Hình từ internet)

Khả năng huy động kinh phí trong giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn Hà Nội đề phòng chống dịch HIV/AIDS được ước tính như thế nào?

Căn cứ vào Mục III Phần 2 Kế hoạch 199/KH-UBND năm 2022 đã ước tính khả năng huy động kinh phí giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội về công trác phòng chống HIV/AIDS như sau:

- Dự kiến những nguồn kinh phí có thể huy động

+ Khả năng huy động được kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Hà Nội từ các nguồn: Ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các hoạt động thiết yếu, ngân sách địa phương cấp có mục tiêu cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế, ngân sách viện trợ từ các dự án Quốc tế, kinh phí chi trả từ Quỹ Bảo hiểm y tế, người sử dụng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tự chi trả một số dịch vụ và các nguồn thu hợp pháp khác... Riêng đối với năm 2021 và năm 2022, kinh phí huy động được tính theo số thực tế.

- Ước tính số kinh phí có thể huy động được từ tất cả các nguồn

Tổng khả năng huy động được kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Hà Nội từ tất cả các nguồn nêu trên là 1.549.129 triệu đồng, cụ thể như sau:

+ Ngân sách Nhà nước Trung ương hỗ trợ cho các hoạt động thiết yếu (Theo lộ trình được thông báo bởi Bộ Y tế). Tổng kinh phí nguồn ngân sách Trung ương cho cả giai đoạn 2021 - 2030 là 21.922 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương cấp có mục tiêu cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, (ngân sách này ước tính theo như mức phân bổ ngân sách hiện nay).

Nguồn này chủ yếu để đầu tư cho việc mua thuốc Methadone, hỗ trợ điều trị Methadone, nâng cao năng lực cho việc triển khai điều trị ARV sớm, đồng chi trả thuốc ARV từ nguồn bảo hiểm y tế, theo dõi, giám sát, đánh giá, nâng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS...

Tổng kinh phí có thể huy động được từ nguồn ngân sách địa phương trong giai đoạn 2021-2030 là 156.201 triệu đồng.

+ Nguồn viện trợ của các tổ chức Quốc tế (bao gồm cả tiền thuốc ARV, kinh phí cấp phát Buprenophine, xét nghiệm tải lượng vi rút...) từ các dự án đang triển khai tại thành phố Hà Nội và dự kiến các dự án mới được huy động cho giai đoạn 2021-2023 là 474.883 triệu đồng.

+ Nguồn kinh phí chi trả từ Quỹ Bảo hiểm y tế: ước tính khả năng huy động từ nguồn này là 601.991 triệu đồng cho giai đoạn 2021-2030. Kinh phí huy động từ nguồn này được tính toán trên cơ sở dự kiến số người nhiễm HIV điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV) được BHYT chi trả, tỷ lệ này tăng dần qua các năm và mục tiêu đến năm 2030 đạt 100% số người nhiễm HIV điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV) được BHYT chi trả theo quy định.

+ Người sử dụng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tự chi trả một số dịch vụ: giai đoạn 2021-2030 ước tính sẽ huy động được là 294.132 triệu đồng và được tính toán trên cơ sở người dân phải chi trả cho các hoạt động dự phòng (kinh phí thu từ công tác xã hội hoá chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và Buprenophine đối với những đối tượng điều trị Methadone và Buprenophine không được ngân sách Nhà nước đảm bảo và hỗ trợ kinh phí) và kinh phí chăm sóc, điều trị HIV/AIDS (phần kinh phí đối tượng tham gia bảo hiểm y tế phải đồng chi trả và các đối tượng chưa tham gia bảo hiểm y tế).

Những nguyên nhân nào dẫn đến sự thiếu hụt tài chính cho công tác phòng chống HIV/AIDS tại Hà Nội trong giai đoạn 2021-2030?

Căn cứ vào Mục V Phần 2 Kế hoạch 199/KH-UBND năm 2022 đã đưa ra những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt tài chính cho công tác phòng chống HIV/AIDS tại Hà Nội trong giai đoạn 2021-2030 như sau:

- Thứ nhất: Ngân sách Nhà nước, Trung ương chỉ hỗ trợ cho các hạng mục thiết yếu theo như hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Thứ hai: Viện trợ Quốc tế đã có lộ trình cắt giảm và chuyển sang hình thức hỗ trợ kỹ thuật thay vì cung cấp dịch vụ trực tiếp, nguồn kinh phí này chỉ mang tính hỗ trợ.

- Thứ ba: Nhu cầu mở rộng độ bao phủ các can thiệp hiệu quả, tăng cường áp dụng các mô hình can thiệp mới; số lượng bệnh nhân AIDS, bệnh nhân điều trị thay thế nghiện thuốc phiện ngày càng tăng.

- Thứ tư: Kinh tế phát triển, quản lý nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm dân di biến động tại các khu công nghiệp ngày càng trở nên cần thiết, nhu cầu truyền thông và chi phí tư vấn, xét nghiệm giám sát tăng, các giải pháp dự phòng sớm cần mở rộng.

- Thứ năm: Chưa huy động được các nguồn kinh phí từ các tổ chức xã hội và từ người dân đóng góp do sự phân biệt kỳ thị đối xử, cơ chế tài chính cho việc tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ của các tổ chức xã hội... chưa rõ ràng, chưa khuyến khích được các nguồn xã hội hóa...

Theo đó, việc thiếu hụt tài chính cho công tác phòng chống dịch HIV/AIDS trên địa bạn Hà Nội trong giai đoạn 2021-2030 đã được tóm tắt lại qua năm nguyên nhân trên.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

36 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}