Hà Nội đảm bảo 100% phản ánh, kiến nghị của người dân về thủ tục hành chính được tiếp nhận và xử lý đúng thời hạn?

Chào Lawnet, cho tôi hỏi vấn đề sau đây: Hiện nay ở Hà Nội vẫn có một số trường hợp người dân phản ánh, ý kiến nhưng cơ quan nhà nước không tiếp nhận xử lý. Vậy UBND thành phố đã có chấn chỉnh lại việc này chưa, có đảm bảo thời gian tới sẽ tiếp nhận tất cả phản ánh, ý kiến của người dân không?

Đảm bảo 100% phản ánh, kiến nghị liên quan đến quy định hành chính và thủ tục hành chính tại Hà Nội được tiếp nhận và xử lý đúng thời hạn?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch 181/KH-UBND năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhằm khắc phục, cải thiện và nâng cao sự lòng của người dân trong việc tiếp nhận và xử lý phản ánh liên quan đến quy định hành chính về kinh doanh thương mại và đời sống như sau:

“II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
2. Tổ chức thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị liên quan đến quy định hành chính, TTHC và công khai kết quả xử lý phản ánh kiến nghị theo quy định của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung) và Nghị định số 20/2008/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung) của Chính phủ.
a) Mục tiêu, yêu cầu:
- Thực hiện tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị liên quan đến TTHC thuộc phạm vi thẩm quyền của Thành phố trên Hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của Cổng dịch vụ công quốc gia và thực hiện công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị theo đúng quy định.
- Đảm bảo 100% kiến nghị, phản ánh về TTHC được tiếp nhận, chuyển xử lý và xử lý đúng thời hạn.
- Đảm bảo điểm tối đa tiêu chí Tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị trong Chỉ số Cải cách hành chính (Par index) hàng năm của Thành phố.
b) Nhiệm vụ, giải pháp:
- Văn phòng UBND Thành phố:
+ Giữ vai trò đầu mối trong việc thực hiện tiếp nhận, phân loại và chuyên xử lý các phản ánh, kiến nghị trên Hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của Cổng dịch vụ công quốc gia; thực hiện công khai kết quả xử lý theo đúng quy định.
+ Thực hiện phân quyền cho đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tham gia thực hiện tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị trên Hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của Cổng dịch vụ công quốc gia;
+ Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện xử lý các phản ánh, kiến nghị thuộc phạm vi thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố.
- Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã:
+ Phân công cán bộ đầu mối kiểm soát TTHC thực hiện việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh thuộc phạm vi thẩm quyền của đơn vị được chuyển đến trên Hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của Cổng dịch vụ công quốc gia
+ Chỉ đạo việc kiểm tra và xử lý, trả lời các phản ánh, kiến nghị thuộc phạm vi đơn vị mình theo đúng quy định.”

Theo đó, tổ chức thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị liên quan đến quy định hành chính, thủ tục hành chính và công khai kết quả xử lý theo nội dung nêu trên.

Trong đó, bảo đảm 100% các phản ánh, kiến nghị của người dân về thủ tục hành chính, quy định hành chính liên quan đến kinh doanh thương mại và đời sống sẽ được tiếp nhận và xử lý đúng hạn.

Hà Nội đảm bảo 100% phản ánh, kiến nghị của người dân về thủ tục hành chính, quy định hành chính được tiếp nhận và xử lý đúng thời hạn?

Hà Nội đảm bảo 100% phản ánh, kiến nghị của người dân về thủ tục hành chính được tiếp nhận và xử lý đúng thời hạn?

Nâng cao tỷ lệ hài lòng của người dân về thông báo kịp thời kết quả xử lý ý kiến, phản ánh ít nhất 5% so với năm 2021?

Căn cứ vào tiểu mục 6 Mục II Kế hoạch 181/KH-UBND năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã quy định về những nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao tỷ lệ hài lòng của người dân về việc thông báo kịp thời kết quả xử lý ý kiến, phản ánh như sau:

“II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
6. Nâng cao tỷ lệ hài lòng tiêu chí “Cơ quan có thông báo kịp thời kết quả xử lý các ý kiến góp ý, phản ánh kiến nghị”
a) Mục tiêu, yêu cầu: Tỷ lệ hài lòng về tiêu chí tăng ít nhất 5-7% so với năm 2021 (năm 2021 đạt 78.92/100 điểm)
b) Nhiệm vụ, giải pháp:
- Văn phòng UBND Thành phố:
+ Thực hiện công khai ngay kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo quy định.
+ Xây dựng và bổ sung việc thực hiện công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính trên Cổng Thông tin điện tử/ Cổng giao tiếp điện tử Thành phố và các kênh thông tin khác phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
- Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã
+ Thực hiện nghiêm túc việc trả lời và gửi thông tin kết quả xử lý cho đối tượng gửi phản ánh, kiến nghị;
+ Thực hiện việc công khai kết quả xử lý trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị và các hình thức khác phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.”

Theo đó, việc nâng cao tỷ lệ hài lòng tiêu chí “Cơ quan có thông báo kịp thời kết quả xử lý các ý kiến góp ý, phản ánh kiến nghị” được thực hiện theo nội dung như trên. Trong đó phải nâng cao tỷ lệ hài lòng của người dân ít nhất là 5-7% so với năm 2021.

Biên soạn các tờ rơi để tuyên truyền về việc tổ chức và hình thức thực hiện tiếp nhận ý kiến, phản ánh của người dân về thủ tục hành chính, quy định hành chính tại Hà Nội?

Căn cứ vào tiểu mục 7 Mục II Kế hoạch 181/KH-UBND năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có quy định về công tác truyền thông trong việc thực hiện kế hoạch như sau:

“II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
7. Công tác truyền thông
a) Mục tiêu, yêu cầu: Thực hiện tuyên truyền, truyền thông trên các phương tiện và bằng các cách thức phù hợp để mọi tầng lớp quần chúng nhân dân biết và chủ động thực hiện.
Thực hiện thường xuyên.
b) Nhiệm vụ, giải pháp:
- Sở Thông tin và Truyền thông: đưa vào nội dung truyền thông về công tác cải cách hành chính chung của Thành phố; thực hiện hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện truyền thông cơ sở.
- Văn phòng UBND Thành phố:
+ Thực hiện công tác truyền thông theo Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về kiểm soát TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông của Thành phố;
+ Xây dựng và biên soạn các tờ rơi, tờ gấp liên quan tới việc tổ chức và các hình thức, cách thức thực hiện tiếp nhận các góp ý, phản ánh kiến nghị của công dân, tổ chức;
+ Phối hợp với các tổ chức chính trị, chính trị xã hội thực hiện công tác truyền thông, vận động và hướng dẫn việc thực hiện các nội dung về công tác tiếp nhận, xử lý góp ý phản ánh, kiến nghị;
- Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã:
+ Tổ chức thực hiện công tác truyền thông theo các hình thức, cách thức phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị;
+ Chỉ đạo việc hướng dẫn trực tiếp hoặc qua các cách thức (video hướng dẫn....), thông tin tại bộ phận một cửa hoặc qua các kênh thông tin trên địa bàn (tổ dân phố, các hội, các tổ chức chính trị - xã hội....) để người dân biết và thực hiện.”

Như vậy, công tác truyền thông trong kế hoạch nâng cao sự hài lòng của người dân Hà Nội về tiếp nhận và xử lý phản ánh liên quan đến thủ tục hành chính, quy định hành chính được thực hiện theo nội dung trên.

Trong đó có việc sẽ thực hiện giải pháp biên soạn các tờ rơi để tuyên truyền về việc tổ chức và hình thức thực hiện tiếp nhận ý kiến, phản ánh của người dân về thủ tục hành chính, quy định hành chính tại Hà Nội.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

19 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}