Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ được cấp theo thủ tục nào? Người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ cần tuân thủ những gì?

Cho tôi hỏi: Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ được cấp theo thủ tục nào? Người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ cần tuân thủ những gì? - Câu hỏi của chị Trâm (Bình Phước)

Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội được cấp theo thủ tục nào?

Căn cứ theo quy định tai tiểu mục 12 Mục D Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3191/QĐ-BCA năm 2022. Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ được cấp theo thủ tục như sau:

- Bước 1:

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở trung ương có nhu cầu cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần, qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính.

- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục thì tiếp nhận hồ sơ, giao giấy biên nhận hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến cho người được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giao nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc kê khai chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến ghi rõ thủ tục, nội dung cần bổ sung, kê khai.

+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận hồ sơ và trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến nêu rõ lý do không tiếp nhận hồ sơ.

- Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy biên nhận hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ đến nhận Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc nhận qua dịch vụ bưu chính.

Trong đó, Hồ sơ cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ bao gồm:

- Văn bản đề nghị nêu rõ số lượng, chủng loại, nước sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng công cụ hỗ trợ;

- Bản sao Giấy phép trang bị công cụ hỗ trợ;

- Bản sao Hóa đơn hoặc phiếu xuất kho;

- Giấy giới thiệu;

- Bản sao Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.

Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ được cấp theo thủ tục nào? Người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ cần tuân thủ những gì?

Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ được cấp theo thủ tục nào? Người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ cần tuân thủ những gì? (Hình từ Internet)

Người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ cần tuân thủ những gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 22 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 như sau:

Nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng
...
2. Khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân theo nguyên tắc sau đây:
a) Phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối tượng thực hiện để quyết định việc sử dụng vũ khí quân dụng;
b) Chỉ sử dụng vũ khí quân dụng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc sử dụng vũ khí quân dụng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được sử dụng ngay;
c) Không sử dụng vũ khí quân dụng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
d) Trong mọi trường hợp, người sử dụng vũ khí quân dụng phải hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí quân dụng gây ra.

Như vậy, người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ cần tuân thủ 04 nội dung nêu trên.

Theo quy định, được sử dụng công cụ hỗ trợ trong những trường hợp nào?

Theo khoản 1 Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ được phép sử dụng công cụ hỗ trợ trong những trường hợp sau:

- Các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự quy định tại Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017;

- Ngăn chặn, giải tán biểu tình bất hợp pháp, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

- Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;

- Ngăn chặn, giải tán việc gây rối, chống phá, không phục tùng mệnh lệnh của người thi hành công vụ, làm mất an ninh, an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy;

- Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.

Đặng Phan Thị Hương Trà

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}