Giao dịch có giá trị lớn và giao dịch đáng ngờ thì phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước đúng không?
Giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước đúng không?
Căn cứ tại Điều 25 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định về nội dung này như sau:
Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chế độ báo cáo về giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.
Như vậy, đối tượng báo cáo được quy định tại Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chế độ báo cáo về giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.
Giao dịch có giá trị lớn và giao dịch đáng ngờ thì phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước đúng không?
Giao dịch đáng ngờ phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 26 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Báo cáo giao dịch đáng ngờ
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong trường hợp sau đây:
a) Khi biết giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của bị can, bị cáo, người bị kết án và có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch là tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của bị can, bị cáo, người bị kết án đó. Việc xác định bị can, bị cáo, người bị kết án theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch liên quan đến rửa tiền được xác định từ việc xem xét, thu thập và phân tích thông tin khi khách hàng, giao dịch có một hoặc nhiều dấu hiệu đáng ngờ quy định tại các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này và có thể từ các dấu hiệu khác do đối tượng báo cáo xác định.
2. Khi phát hiện dấu hiệu đáng ngờ ngoài các dấu hiệu quy định tại các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này, đối tượng báo cáo, các Bộ, ngành có liên quan thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Căn cứ yêu cầu của công tác phòng, chống rửa tiền trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Chính phủ bổ sung các dấu hiệu đáng ngờ theo các ngành, lĩnh vực ngoài các dấu hiệu quy định tại các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này.
4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chế độ báo cáo về giao dịch đáng ngờ.
Như vậy, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong trường hợp sau đây:
- Khi biết giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của bị can, bị cáo, người bị kết án và có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch là tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của bị can, bị cáo, người bị kết án đó. Việc xác định bị can, bị cáo, người bị kết án theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch liên quan đến rửa tiền được xác định từ việc xem xét, thu thập và phân tích thông tin khi khách hàng, giao dịch có một hoặc nhiều dấu hiệu đáng ngờ quy định tại các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 và có thể từ các dấu hiệu khác do đối tượng báo cáo xác định.
Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền phải có những nội dung nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Đối tượng báo cáo là tổ chức phải ban hành quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền bao gồm nội dung chính sau đây:
- Chính sách chấp nhận khách hàng, trong đó có nội dung về từ chối mở tài khoản, thiết lập mối quan hệ kinh doanh, thực hiện giao dịch hoặc chấm dứt mối quan hệ kinh doanh với khách hàng trong trường hợp đối tượng báo cáo không thể hoàn thành việc nhận biết khách hàng do khách hàng từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ;
- Quy trình, thủ tục nhận biết khách hàng;
- Chính sách, quy trình quản lý rủi ro, trong đó có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 19 và khoản 2 Điều 34 Luật Phòng chống rửa tiền 2022;
- Quy trình báo cáo giao dịch phải báo cáo;
- Quy trình rà soát, phát hiện, xử lý và báo cáo giao dịch đáng ngờ; cách thức giao tiếp với khách hàng thực hiện giao dịch đáng ngờ;
- Lưu trữ và bảo mật thông tin;
- Áp dụng biện pháp tạm thời, nguyên tắc xử lý trong các trường hợp trì hoãn giao dịch;
- Chế độ báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tuyển dụng nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền;
- Kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc tuân thủ các chính sách, quy định, quy trình và thủ tục liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền; trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền.
Đồng thời, hằng năm, đối tượng báo cáo phải đánh giá quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;