Giám đốc điều hành mỏ được điều hành hoạt động tối đa bao nhiêu Giấy phép khai thác khoáng sản?

Giám đốc điều hành mỏ được điều hành hoạt động tối đa bao nhiêu Giấy phép khai thác khoáng sản? anh Hùng - Đà Nẵng.

Giám đốc điều hành mỏ được điều hành hoạt động tối đa bao nhiêu Giấy phép khai thác khoáng sản?

Theo khoản 1 Điều 62 Luật Khoáng sản 2010 quy định về Giám đốc điều hành mỏ:

Giám đốc điều hành mỏ
1. Khai thác khoáng sản phải có Giám đốc điều hành mỏ, trừ trường hợp khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khai thác tận thu khoáng sản. Một giám đốc điều hành mỏ chỉ điều hành hoạt động khai thác theo một Giấy phép khai thác khoáng sản.
2. Giám đốc điều hành mỏ phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Nắm vững quy định của pháp luật về khoáng sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Nắm vững quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản;
c) Có trình độ tổ chức, quản lý, kinh nghiệm thực tế, kỹ thuật khai thác, kỹ thuật an toàn lao động, bảo vệ môi trường;
d) Giám đốc điều hành khai thác hầm lò phải là kỹ sư khai thác mỏ hoặc kỹ sư xây dựng mỏ có thời gian trực tiếp khai thác tại mỏ hầm lò ít nhất là 05 năm;
đ) Giám đốc điều hành khai thác lộ thiên phải là kỹ sư khai thác mỏ có thời gian trực tiếp khai thác tại mỏ lộ thiên ít nhất là 03 năm; trường hợp là kỹ sư địa chất thăm dò thì phải được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là 05 năm.
Giám đốc điều hành khai thác lộ thiên mỏ không kim loại không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác bằng phương pháp thủ công khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thì phải có trình độ trung cấp khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là 02 năm; trường hợp có trình độ trung cấp địa chất thăm dò thì phải được tập huấn về kỹ thuật khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là 03 năm.
3. Tổ chức khai thác khoáng sản phải thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.

Như vậy, theo quy định trên, Giám đốc điều hành mỏ chỉ điều hành hoạt động khai thác theo một Giấy phép khai thác khoáng sản.

Giám đốc điều hành mỏ được điều hành hoạt động tối đa bao nhiêu Giấy phép khai thác khoáng sản? (Hình từ Internet)

Mức xử phạt vi phạm đối với việc Giám đốc điều hành mỏ không có mặt tại khu công trình là bao nhiêu?

Mức xử phạt vi phạm đối với việc Giám đốc mỏ khoáng không có mặt khu công trình được quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định 36/2020/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về Giám đốc điều hành mỏ
...
3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản không có Giám đốc điều hành mỏ, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định, tại điểm a khoản này.
d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này.
đ) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này.
e) Từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại.

Như vậy, đối với mỗi trường hợp khai thác khoáng sản sẽ có mức xử phạt riêng dành cho việc Giám đốc điều hành mỏ không có mặt tại công trình. Căn cứ vào trường hợp vi phạm để xác định mức xử phạt phù hợp theo quy định trên.

Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 39 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung trong những trường hợp sau:

- Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 39 Nghị định 36/2020/NĐ-CP trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;

- Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ và điểm e khoản 3 Điều 39 Nghị định 36/2020/NĐ-CP trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính:

Mức xử phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức, mức xử phạt sẽ gấp 2 lần đối với cá nhân.

Trách nhiệm của Giám đốc điều hành mỏ trong việc khai thác khoáng sản là gì?

Trách nhiệm của Giám đốc điều hành mỏ trong việc khai thác khoáng sản được quy định tại Điều 8 Nghị định 158/2016/NĐ-CP như sau:

- Giám đốc điều hành mỏ chịu trách nhiệm trong việc điều hành hoạt động khai thác theo Giấy phép khai thác khoáng sản.

- Triển khai thực hiện dự án đầu tư, thiết kế mỏ đã phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoáng sản.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}