Gia đình thay thế là gì? Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ được quy định ra sao?

Cho tôi hỏi: Gia đình thay thế là gì? Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ được quy định ra sao? - Câu hỏi của chú Giang (Bình Thuận)

Gia đình thay thế là gì? Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ được quy định ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010, gia đình thay thế được định nghĩa là gia đình nhận trẻ em làm con nuôi.

Theo đó, căn cứ Điều 5 Luật Nuôi con nuôi 2010, thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ được xác định như sau:

- Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

- Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;

- Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;

- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.

Trong trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.

Gia đình thay thế là gì? Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ được quy định ra sao?

Gia đình thay thế là gì? Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ được quy định ra sao? (Hình từ Internet)

Quy định về việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em như thế nào?

Căn cứ Điều 15 Luật Nuôi con nuôi 2010, trường hợp trẻ em không được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình gốc thì cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em đó.

Theo đó, việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em được thực hiện theo quy định như sau:

- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì UBND xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em;

Nếu có người nhận trẻ em làm con nuôi thì UBND xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu không có người nhận trẻ em làm con nuôi thì lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng;

-Trường hợp trẻ em mồ côi không có người nuôi dưỡng hoặc trẻ em có cha mẹ đẻ, người thân thích nhưng không có khả năng nuôi dưỡng thì người giám hộ, cha mẹ đẻ, người thân thích có trách nhiệm báo cáo UBND xã nơi trẻ em thường trú tìm gia đình thay thế cho trẻ em.

UBND xã có trách nhiệm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em và thông báo, niêm yết tại trụ sở UBND trong thời hạn 60 ngày để tìm người nhận trẻ em làm con nuôi;

+ Nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết.

+ Hết thời hạn thông báo, niêm yết, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì UBND xã lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng;

- Trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng cần có gia đình thay thế, cơ sở nuôi dưỡng lập danh sách gửi Sở Tư pháp. Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo 03 lần liên tiếp trên báo viết hoặc phương tiện thông tin đại chúng khác của tỉnh.

+ Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì người đó liên hệ với UBND xã nơi trẻ em thường trú để xem xét, giải quyết;

+ Nếu việc nhận con nuôi đã hoàn thành thì UBND xã báo cáo Sở Tư pháp để xóa tên trẻ em đó trong danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế.

+ Hết thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Sở Tư pháp gửi danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế cho Bộ Tư pháp;

- Bộ Tư pháp có trách nhiệm thông báo tìm người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

+ Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì người đó liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú để xem xét, giải quyết;

+ Nếu việc nhận con nuôi đã hoàn thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Bộ Tư pháp để xóa tên trẻ em đó trong danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế.

+ Hết thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp.

Có cần phải có giấy tờ chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Nuôi con nuôi 2010 về hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài như sau:

Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài
1. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài gồm có:
a) Các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;
b) Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;
c) Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại khoản 2 điều 15 của Luật này nhưng không thành.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em là một trong những giấy tờ cần có trong hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}