Từ ngày 27/11/2023, hồ sơ đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động bao gồm những giấy tờ gì?
Từ ngày 27/11/2023, hồ sơ đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động bao gồm những giấy tờ gì?
Tại Điều 9 Nghị định 82/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 4 Nghị định 74/2023/NĐ-CP có quy định từ ngày 27/11/2023, hồ sơ đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động bao gồm những giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động;
- Giấy phép môi trường của chủ cơ sở phá dỡ tàu biển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính);
- Quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng (Bản chính hoặc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính);
- Văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính).
Từ ngày 27/11/2023, hồ sơ đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động bao gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Từ ngày 27/11/2023, Cục Hàng hải Việt Nam sẽ có thẩm quyền quyết định dừng ngay, dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển?
Tại Điều 11 Nghị định 82/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định 74/2023/NĐ-CP có quy định về quyết định dừng ngay hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển như sau:
Quyết định dừng ngay hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển
1. Cục Hàng hải Việt Nam quyết định dùng ngay hoạt động của cơ sở trong trường hợp cơ sở phá dỡ tàu biển để xảy ra tai nạn, sự cố gây hậu quả nghiêm trọng đối với con người, môi trường trên cơ sở đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Căn cứ đề xuất, kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển.
3. Cục Hàng hải Việt Nam thông báo cho các cơ quan liên quan biết và công bố quyết định dừng ngay hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển trên Cổng thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam.
Tại Điều 12 Nghị định 82/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 4 Nghị định 74/2023/NĐ-CP có quy định về quyết định dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển như sau:
Quyết định dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển
1. Cục Hàng hải Việt Nam quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển trong các trường hợp sau trên cơ sở đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Cơ sở phá dỡ tàu biển không đáp ứng điều kiện hoạt động quy định tại Điều 7 của Nghị định này;
b) Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh;
c) Khi có dịch bệnh, thiên tai, thảm họa và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ đề xuất, kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển; trường hợp không dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Cục Hàng hải Việt Nam thông báo cho các cơ quan liên quan biết và công bố quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển trên Cổng thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam.
Như vậy, thay vì giao cho Bộ Giao thông vận tải sẽ là cơ quan có thẩm quyền quyết định dừng ngay, dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển thì quy định mới sẽ được giao cho Cục Hàng hải Việt Nam.
Ai có thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động?
Tại Điều 8 Nghị định 82/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 74/2023/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động như sau:
Thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động.
Như vậy, từ ngày 27/11/2023, người có thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động là Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Lưu ý: Nghị định 74/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 27/11/2023. Khoản 7 Điều 1 Nghị định 74/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 11/10/2024
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;