Hình thức và phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Hình thức và phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 75 Luật Luật sư 2006 quy định về hình thức hành nghề của luật sư nước ngoài như sau:
Hình thức hành nghề của luật sư nước ngoài
Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
1. Làm việc với tư cách thành viên cho một chi nhánh hoặc một công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
2. Làm việc theo hợp đồng cho chi nhánh, công ty luật nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam.
Như vậy, luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới các hình thức như sau:
- Làm việc với tư cách thành viên cho một chi nhánh hoặc một công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
- Làm việc theo hợp đồng cho chi nhánh, công ty luật nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam.
Đồng thời, căn cứ Điều 76 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bới khoản 30 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định về phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài như sau:
Phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài
Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, được thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nước ngoài, được tư vấn pháp luật Việt Nam trong trường hợp có Bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một luật sư Việt Nam, không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam.
Như vậy, phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài được quy định theo quy định trên.
Hình thức và phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Luật sư nước ngoài tại Việt Nam có những quyền và nghĩa vụ nào theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 77 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định về quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài như sau:
Quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài
1. Luật sư nước ngoài có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn hình thức hành nghề tại Việt Nam theo quy định tại Điều 75 của Luật này;
b) Chuyển thu nhập từ hoạt động hành nghề ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Luật sư nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật;
b) Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư, nghĩa vụ của luật sư theo quy định của Luật này; Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
c) Có mặt thường xuyên tại Việt Nam;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài được quy định như trên.
Điều kiện cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam đối với luật sư nước ngoài là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 74 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi tại khoản 29 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định về điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài như sau:
Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài
Luật sư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam:
1. Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
2. Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế;
3. Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
4. Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó.
Như vậy, căn cứ quy định trên, để được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam thì luật sư nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện như sau:
- Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
- Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế;
- Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
- Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;