Đương nhiên mất tư cách thành viên Hội đồng quản trị trong ngân hàng thương mại trong trường hợp nào?

Đương nhiên mất tư cách thành viên Hội đồng quản trị trong ngân hàng thương mại trong trường hợp nào? - Câu hỏi của anh Phúc (Hưng Yên)

Đương nhiên mất tư cách thành viên Hội đồng quản trị trong ngân hàng thương mại trong trường hợp nào?

Căn cứ tại Điều 35 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có quy định các trường hợp đương nhiên mất tư cách như sau:

Đương nhiên mất tư cách
1. Các trường hợp sau đây đương nhiên mất tư cách thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc):
a) Mất năng lực hành vi dân sự, chết;
b) Vi phạm quy định tại Điều 33 của Luật này về những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ;
c) Là người đại diện phần vốn góp của một tổ chức là cổ đông hoặc thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng khi tổ chức đó bị chấm dứt tư cách pháp nhân;
d) Không còn là người đại diện phần vốn góp theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức;
đ) Bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Khi tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép;
g) Khi hợp đồng thuê Tổng giám đốc (Giám đốc) hết hiệu lực;
h) Không còn là thành viên của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
2. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng phải có văn bản báo cáo kèm tài liệu chứng minh về việc các đối tượng đương nhiên mất tư cách theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng trên đương nhiên mất tư cách và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo này; thực hiện các thủ tục bầu, bổ nhiệm chức danh bị khuyết theo quy định của pháp luật.
3. Sau khi đương nhiên mất tư cách, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong thời gian đương nhiệm.

Theo đó, các trường hợp mất tư cách thành viên Hội đồng quản trị trong ngân hàng thương mại như sau:

- Mất năng lực hành vi dân sự, chết;

- Vi phạm quy định tại Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 về những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ;

- Là người đại diện phần vốn góp của một tổ chức là cổ đông hoặc thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng khi tổ chức đó bị chấm dứt tư cách pháp nhân;

- Không còn là người đại diện phần vốn góp theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức;

- Bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam;

- Khi tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép;

- Khi hợp đồng thuê Tổng giám đốc (Giám đốc) hết hiệu lực;

- Không còn là thành viên của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.

Đương nhiên mất tư cách thành viên Hội đồng quản trị trong ngân hàng thương mại trong trường hợp nào?

Đương nhiên mất tư cách thành viên Hội đồng quản trị trong ngân hàng thương mại trong trường hợp nào?

Trường hợp nào thì thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại bị miễn nhiệm, bãi nhiệm?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 36 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010 có quy định về miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị như sau:

Miễn nhiệm, bãi nhiệm
1. Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên; Trưởng ban, thành viên Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng bị miễn nhiệm, bãi nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Có đơn xin từ chức gửi Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng;
c) Không tham gia hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
d) Không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này;
đ) Thành viên độc lập của Hội đồng quản trị không bảo đảm yêu cầu về tính độc lập;
e) Các trường hợp khác do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định.
...

Theo đó, thành viên Hội đồng quản trị của ngân hàng thương mại bị miễn nhiệm, bãi nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Có đơn xin từ chức gửi Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng;

- Không tham gia hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;

- Không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của tổ chức tín dụng

- Thành viên độc lập của Hội đồng quản trị không bảo đảm yêu cầu về tính độc lập;

- Các trường hợp khác do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định.

Người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại có những quyền và nghĩa vụ gì?

Tại Điều 38 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại như sau:

- Thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, Điều lệ của tổ chức tín dụng, nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng.

- Thực hiện quyền, nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng, vì lợi ích của tổ chức tín dụng, cổ đông, thành viên góp vốn và chủ sở hữu tổ chức tín dụng.

- Trung thành với tổ chức tín dụng; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của tổ chức tín dụng, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của tổ chức tín dụng để thu lợi cá nhân hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác làm tổn hại tới lợi ích của tổ chức tín dụng, cổ đông, thành viên góp vốn và chủ sở hữu tổ chức tín dụng.

- Bảo đảm lưu trữ hồ sơ của tổ chức tín dụng để cung cấp được các số liệu phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành, kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức tín dụng, hoạt động thanh tra, giám sát, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước.

- Am hiểu về các loại rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho tổ chức tín dụng về quyền lợi của mình tại tổ chức khác, giao dịch với tổ chức, cá nhân khác có thể gây xung đột với lợi ích của tổ chức tín dụng và chỉ được tham gia vào giao dịch đó khi được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên chấp thuận.

- Không được tạo điều kiện để bản thân hoặc người có liên quan của mình vay vốn, sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác của tổ chức tín dụng với những điều kiện ưu đãi, thuận lợi hơn so với quy định chung của tổ chức tín dụng.

- Không được tăng lương, thù lao hoặc yêu cầu trả thưởng khi tổ chức tín dụng bị lỗ.

- Các nghĩa vụ khác do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}