Dự toán NSNN giai đoạn 2023-2025: Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế, chống chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế?

Chào bạn, tôi muốn hỏi về công tác thanh tra, kiểm tra thuế, chống chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế được chỉ thị như thế nào? Tôi cảm ơn!

Chỉ tiêu dự toán ngân sách nhà nước giai đoạn 2023-2025 như thế nào?

Theo Mục I Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2022 về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Giai đoạn 2023-2025 quyết định việc thực hiện các mục tiêu Kế hoạch tài chính quốc gia, vay, trả nợ công 5 năm 2021-2025. Theo đó, mục tiêu cho công tác xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2023-2025 là:

+ Đẩy mạnh thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi và phát triển KTXH;

+ Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nợ công gắn với phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và hoàn thành các mục tiêu Kế hoạch tài chính quốc gia, vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025;

+ Phấn đấu thực hiện cải cách tiền lương và chính sách bảo hiểm xã hội cùng với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết của Trung ương.

Năm 2023, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế, chống chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế, quản lý chặt chẽ giá tính thuế?

Dự toán NSNN giai đoạn 2023-2025: Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế, chống chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế? (Hình từ internet)

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 về thuế: Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế, chống chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế?

Theo tiểu mục 1 Mục I Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2022 về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:

+ Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 phải được xây dựng theo đúng chính sách, chế độ hiện hành, diễn biến phục hồi của nền kinh tế, đảm bảo thu đúng, thu đủ các nguồn thu của ngân sách nhà nước, đi đôi với nuôi dưỡng nguồn thu.

+ Tập trung phân tích, dự báo tình hình kinh tế, tài chính thế giới và trong nước để đánh giá sát khả năng thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023.

+ Tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm và dịch chuyển nguồn thu do thay đổi chính sách pháp luật về thu, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế để thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới;

+ Các tác động thu ngân sách gắn với thực hiện các nghĩa vụ của Chính phủ đối với các cam kết với nhà đầu tư nước ngoài đã và đang trình cấp thẩm quyền. Tiếp tục quyết liệt thực hiện các biện pháp cải cách hành chính, hiện đại hoá công tác quản lý thu;

+ Tăng cường công tác quản lý, chống thất thu, nhất là chống thất thu thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản;

+ Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế, chống chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế, quản lý chặt chẽ giá tính thuế;

+ Quản lý có hiệu quả các nguồn thu mới phát sinh từ các giao dịch thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số;

+ Quyết liệt xử lý nợ đọng thuế và kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế.

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 về dự toán khoản thu như thế nào?

Theo tiểu mục 1 Mục I Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2022 về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

+ Phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2023 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước bình quân cả nước tăng khoảng 7-9% so với đánh giá ước thực hiện năm 2022 (sau khi loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách).

+ Mức tăng thu cụ thể tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của từng địa phương.

+ Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2023 tăng bình quân khoảng 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2022.

+ Toàn bộ số thu sắp xếp lại, xử lý tài sản công (trong đó có nhà, đất), số thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng và số thu từ khai thác quỹ đất, mặt nước (sau khi trừ đi các chi phí có liên quan) phải được lập dự toán đầy đủ và thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.

+ Thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp.

Như vậy, để thực hiện dự toán NSNN giai đoạn 2023-2025 cần đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế, chống chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

22 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}