Đơn vị giám sát an toàn vi mô căn cứ vào thông tin nào để nhận định về tình hình rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?

Chào Lawnet, cho tôi hỏi vấn đề sau: Đối với việc nhận định đánh giá tình hình rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì đơn vị giám sát an toàn vi mô sẽ thực hiện như thế nào? Xin cảm ơn!

Giám sát tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn hoạt động ngân hàng, về tiền tệ và ngân hàng như thế nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định như sau:

“Điều 9. Nội dung giám sát an toàn vi mô đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô xác định phạm vi, nội dung của thông tin liên quan đến hoạt động của đối tượng giám sát an toàn vi mô để giám sát tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn hoạt động ngân hàng, các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng trong hoạt động của đối tượng giám sát an toàn vi mô, trong đó tập trung vào một hoặc một số hoặc tất cả các nội dung sau đây:
a) Giám sát tuân thủ chế độ báo cáo thống kê, chế độ thông tin báo cáo theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung) và các văn bản hướng dẫn có liên quan trong phạm vi thẩm quyền, trách nhiệm của đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô;
b) Giám sát tuân thủ các hạn chế, giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng quy định tại các Điều 126, 127, 128, 129, 130 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung); phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cơ sở kết quả từ hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa, hệ thống báo cáo thống kê điện tử của Ngân hàng Nhà nước;
c) Giám sát tuân thủ việc đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của người quản lý, người điều hành quy định tại Điều 50 và khoản 4 Điều 89 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung); và việc tuân thủ cơ cấu quản trị, điều hành, kiểm soát của đối tượng giám sát theo quy định tại Chương III Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
d) Giám sát tuân thủ quy định của pháp luật về góp vốn, cho vay, gửi tiền,
đầu tư của tổ chức tín dụng vào công ty con, công ty liên kết, chi nhánh ở nước ngoài;
đ) Rà soát các quy định nội bộ của đối tượng giám sát an toàn vi mô ban hành theo quy định tại Điều 93 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung): Hằng năm, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô lựa chọn một số quy định nội bộ để tiến hành rà soát.”

Theo đó, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô cần phải xác định phạm vi, nội dung của thông tin liên quan về các quy định của pháp luật về an toàn hoạt động ngân hàng, các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo quy định trên.

Đơn vị giám sát an toàn vi mô căn cứ vào thông tin nào để nhận định về tình hình rủi rỏ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong thời gian tới?

Đơn vị giám sát an toàn vi mô căn cứ vào thông tin nào để nhận định về tình hình rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?

Đơn vị giám sát an toàn vi mô sẽ nhận định về tình hình rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như thế nào?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 9 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định như sau:

“Điều 9. Nội dung giám sát an toàn vi mô đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
3. Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện giám sát rủi ro thông qua việc sử dụng mô hình và phương pháp phân tích rủi ro do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành trong từng thời kỳ và/hoặc thực hiện phân tích, nhận định về rủi ro của đối tượng giám sát ngân hàng thông qua một hoặc một số hoặc tất cả các nội dung sau đây:
a) Phân tích, nhận định về những thay đổi trọng yếu, các biến động bất thường thông qua việc sử dụng các ngưỡng thay đổi của các khoản mục tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lãi dự thu, chi phí, kết quả kinh doanh, và các hạn chế, giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trên cơ sở kết quả từ hệ thống báo cáo thống kê điện tử của Ngân hàng Nhà nước, hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định các ngưỡng thay đổi của các khoản mục nêu trên.
c) Trên cơ sở những thông tin bất lợi có thể ảnh hưởng trọng yếu đến đối tượng giám sát an toàn vi mô nhận được, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô đánh giá, nhận định về tình hình rủi ro của đối tượng giám sát an toàn vệ mô;
d) Giám sát tình hình cấp tín dụng, chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực, khách hàng và giao dịch có rủi ro cao trong hoạt động của đối tượng giám sát an toàn vi mô để phân tích và đánh giá mức độ tác động trọng yếu đến hoạt động của đối tượng giám sát an toàn vệ mô.
Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô xác định những lĩnh vực, đối tượng khách hàng, giao dịch có rủi ro cao trong từng thời kỳ.”

Như vậy, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô sẽ thực hiện việc giám sát rủi ro thông qua mô hình và phương pháp phân tính rủi ro do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành trong từng thời kỳ theo nội dung của quy định trên.

Theo đó để đánh giá, nhận định về tình hình rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì đơn vị giám sát an toàn vi mô phải dựa vào những thông tin bất lợi có thể ảnh hưởng trọng yếu đến tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thực hiện giám sát an toàn vi mô với ngân hàng thương mại cổ phần như thế nào?

Căn cứ vào khoản 4 Điều 9 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định như sau:

“Điều 9. Nội dung giám sát an toàn vi mô đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
4. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần, trong trường hợp cần thiết, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện rà soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, chất lượng tín dụng, rủi ro của các giao dịch có giá trị lớn (bao gồm các khoản cấp tín dụng, các khoản đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, các khoản phải thu khác). Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô xem xét, quyết định cụ thể mức giá trị lớn của các giao dịch nêu trên.”

Theo đó, việc giám sát an toàn vi mô đối với ngân hàng thương mại cổ phần sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.

Thông tư 08/2022/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

64 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}