Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là gì? Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm những tài liệu nào?

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là gì? Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm những tài liệu nào? - Câu hỏi của anh Linh tại Bình Dương

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm:

- Sáng chế

- Kiểu dáng công nghiệp

- Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

- Bí mật kinh doanh

- Nhãn hiệu

- Tên thương mại

- Chỉ dẫn địa lý

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là gì? Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm những tài liệu nào?

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là gì? Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm những tài liệu nào?

Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như thế nào?

Quyền sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bổ sung tại khoản 1 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019) được xác lập như sau:

- Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.

- Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.

- Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

Hồ sơ đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp gồm những thành phần nào?

Theo quy định tại Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được bổ sung tại khoản 32 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022), đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:

(1) Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:

- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định.

- Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

- Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện.

- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác.

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

- Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen.

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

(2) Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:

- Giấy uỷ quyền;

- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;

- Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.

(3) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm:

- Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;

- Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.

Thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?

Bước 1: Nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp

Về cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019, theo đó Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được nộp dưới hình thức văn bản:

+ Dạng giấy cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc

+ Dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.

Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

Bước 3: Cơ quan quản lý nhà nước thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

Bước 4: Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

- Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ 19 kể từ ngày nộp đơn hoặc từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc vào thời điểm sớm hơn theo yêu cầu của người nộp đơn.

- Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đơn đăng ký nhãn hiệu, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ. Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể được công bố vào thời điểm muộn hơn theo yêu cầu của người nộp đơn tại thời điểm nộp đơn nhưng không quá 07 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}