Đối tượng nào sẽ được Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ gia hạn nợ? Điều kiện để được xem xét gia hạn nợ là gì?
Đối tượng nào được Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ gia hạn nợ?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 57/2019/TT-BTC quy định như sau:
Gia hạn nợ
1. Đối tượng xem xét: Khách hàng gặp rủi ro do một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Thông tư này.
...
Dẫn chiếu đến khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Thông tư 57/2019/TT-BTC quy định như sau:
Các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro
1. Khách hàng bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
...
3. Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
4. Khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
...
Như vậy, những đối tượng sau sẽ được Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ gia hạn nợ:
- Khách hàng bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
- Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
- Khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
Đối tượng nào sẽ được Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ gia hạn nợ? Điều kiện để được xem xét gia hạn nợ là gì?
Điều kiện để Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ xem xét gia hạn nợ là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 57/2019/TT-BTC quy định như sau:
Gia hạn nợ
...
2. Điều kiện xem xét: Khách hàng được xem xét gia hạn nợ khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký;
c) Có phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ khả thi sau khi được gia hạn nợ;
d) Khoản nợ của khách hàng đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc chưa được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhưng Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định, đánh giá nếu áp dụng biện pháp điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì khách hàng cũng không trả được nợ (gốc, lãi) cho Quỹ bảo lãnh tín dụng theo đúng Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
...
Như vậy, điều kiện để được Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ xem xét gia hạn nợ gồm:
- Thuộc đối tượng được Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ gia hạn nợ;
- Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký;
- Có phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ khả thi sau khi được gia hạn nợ;
- Khoản nợ của khách hàng đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc chưa được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhưng Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định, đánh giá nếu áp dụng biện pháp điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì khách hàng cũng không trả được nợ (gốc, lãi) cho Quỹ bảo lãnh tín dụng theo đúng Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
Việc xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 57/2019/TT-BTC quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng
1. Việc xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 37 Nghị định 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ như sau:
Xử lý rủi ro
1. Nguyên tắc xử lý rủi ro: Việc xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc:
a) Thực hiện đúng theo quy định của pháp luật;
b) Giảm thiệt hại tối đa cho nhà nước và gắn trách nhiệm của Quỹ bảo lãnh tín dụng, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh và các cơ quan liên quan trong việc bảo lãnh, thu hồi khoản trả nợ thay theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Như vậy, việc xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc nêu trên.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;