Doanh thu của tổ chức tín dụng gồm những khoản thu nào? Chi phí thu hồi nợ xấu của tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?
Doanh thu của tổ chức tín dụng gồm những khoản thu nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 16/2018/TT-BTC` quy định về doanh thu của tổ chức tín dụng như sau:
Doanh thu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm các Khoản thu quy định tại Điều 16 Nghị định 93/2017/NĐ-CP. Một số khoản thu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Thu từ hoạt động dịch vụ khác: Thu từ cung ứng dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn, tư vấn, môi giới tiền tệ; thu từ các dịch vụ khác.
- Thu từ hoạt động khác theo quy định của pháp luật, trong đó thu từ cho thuê tài sản trừ số tiền thu được từ cho thuê các bất động sản tạm thời nắm giữ được dùng để cấn trừ Khoản nợ đã cho vay để xử lý nợ vay.
- Thu nhập khác:
+ Thu các Khoản nợ phải trả nay đã mất chủ hoặc không xác định được chủ nợ theo quy định của pháp luật được ghi tăng thu nhập;
+ Thu tiền phạt khách hàng, tiền khách hàng bồi thường do vi phạm hợp đồng được hạch toán vào thu nhập;
+ Thu tiền bảo hiểm được bồi thường được hạch toán vào thu nhập sau khi đã bù đắp Khoản tổn thất đã mua bảo hiểm;
+ Các Khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Doanh thu của tổ chức tín dụng gồm những khoản thu nào? Chi phí thu hồi nợ xấu của Tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?
Chi phí thu hồi nợ xấu của tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 16/2018/TT-BTC quy định về chi phí như sau:
Chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm các Khoản chi quy định tại Điều 17 Nghị định 93/2017/NĐ-CP.
Một số khoản chi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Chi phí khác theo quy định tại điểm n khoản 2 Điều 17 Nghị định 93/2017/NĐ-CP, trong đó:
+ Chi đóng phí hiệp hội ngành nghề mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tham gia.
+ Chi cho việc thu hồi các Khoản nợ đã xóa, chi phí thu hồi nợ xấu là các Khoản chi cho việc thu hồi nợ bao gồm cả chi trả phí dịch vụ thu hồi nợ cho các tổ chức được phép thực hiện dịch vụ thu hồi nợ theo quy định của pháp luật, chi phí để thực hiện mua bán nợ.
- Các chi phí khác gồm:
+ Chi các Khoản nợ phải trả, đã xác định mất chủ và hạch toán vào thu nhập nhưng sau đó lại xác định được chủ nợ;
+ Chi trả tiền phạt, bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế thuộc trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Chi nộp phạt vi phạm hành chính trừ các Khoản tiền phạt mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định của pháp luật;
+ Chi án phí, lệ phí thi hành án;
+ Các Khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tín dụng ghi nhận các khoản chi phí theo nguyên tắc như thế nào như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 16/2018/TT-BTC quy định về nguyên tắc ghi nhận các khoản chi phí như sau:
- Chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là các Khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí; có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được hạch toán vào chi phí các Khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ.
Việc xác định và hạch toán chi phí được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
- Việc xác định chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn.
- Tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn Điều lệ chỉ được hạch toán vào chi phí kinh doanh các Khoản chi phí được trừ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Riêng đối với Phần chi trích lập dự phòng rủi ro vượt mức quy định được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp do có sự khác biệt giữa quy định về chi trích lập dự phòng rủi ro của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nếu có); chi đóng phí hiệp hội ngành nghề ở nước ngoài mà tổ chức tín dụng tham gia và Khoản chi nộp phạt vi phạm hành chính (trừ các Khoản tiền phạt vi phạm hành chính mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định của pháp luật), tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn Điều lệ được sử dụng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp để bù đắp.
Như vậy, việc xác định chi phí thu hồi nợ xấu không có tỷ lệ giới hạn, vấn đề là tổ chức tín dụng tự cấn đối chi phí để thực hiện, và phải đảm bảo điều kiện về hóa đơn, chứng từ để được ghi nhận chi phí theo nguyên tắc của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;