Doanh nghiệp viễn thông có quyền và nghĩa vụ như thế nào? Hoạt động kinh doanh viễn thông có những hình thức nào?

Doanh nghiệp viễn thông có quyền và nghĩa vụ như thế nào? Hoạt động kinh doanh viễn thông có những hình thức nào? - Câu hỏi của Hồng Anh (Sơn La)

Hoạt động kinh doanh viễn thông có những hình thức nào?

Theo quy định tại Điều 13 Luật Viễn thông 2009 về hình thức kinh doanh viễn thông như sau:

- Kinh doanh viễn thông bao gồm kinh doanh dịch vụ viễn thông và kinh doanh hàng hóa viễn thông.

Trong đó:

+ Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng, dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.

+ Kinh doanh hàng hóa viễn thông là hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cho thuê phần mềm và vật tư, thiết bị viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.

- Việc kinh doanh dịch vụ viễn thông phải theo các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Việc kinh doanh hàng hóa viễn thông phải theo các quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Doanh nghiệp viễn thông có quyền và nghĩa vụ như thế nào? Hoạt động kinh doanh viễn thông có những hình thức nào?

Doanh nghiệp viễn thông có quyền và nghĩa vụ như thế nào? Hoạt động kinh doanh viễn thông có những hình thức nào?

Doanh nghiệp viễn thông có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Theo quy định tại Điều 14 Luật Viễn thông 2009 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 7 Điều 57 Luật Quy hoạch 2017) về quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông như sau:

- Ngoài các quyền, nghĩa vụ quy định tại Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng còn có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

+ Xây dựng, lắp đặt, sở hữu hệ thống thiết bị viễn thông và đường truyền dẫn trong phạm vi cơ sở và điểm phục vụ công cộng của mình để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;

+ Thuê đường truyền dẫn để kết nối hệ thống thiết bị viễn thông, các cơ sở, điểm phục vụ công cộng của mình với nhau và với mạng viễn thông công cộng của doanh nghiệp viễn thông khác;

+ Thuê đường truyền dẫn hoặc mua lưu lượng viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác để bán lại cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;

+ Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê lại cơ sở hạ tầng viễn thông;

+ Được phân bổ tài nguyên viễn thông theo quy định về quản lý tài nguyên viễn thông;

+ Thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích do Nhà nước giao và đóng góp tài chính vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam;

+ Chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố; bảo đảm tính đúng, đủ, chính xác giá cước theo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;

+ Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin;

+ Báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông về hoạt động của doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời của nội dung và số liệu báo cáo.

- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

+ Được sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển để xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông theo đúng quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

+ Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê cơ sở hạ tầng viễn thông;

+ Tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích;

+ Các quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

Tỷ lệ sở hữu trong doanh nghiệp viễn thông được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 25/2011/NĐ-CP về nội dung này như sau:

Sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
2. Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông khi có thay đổi trong danh sách tổ chức, cá nhân sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp.

Theo đó, tỷ lệ mà cá nhân, tổ chức trong doanh nghiệp viễn thông được sở hữu như sau:

+ Tổ chức cá nhận được phép sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông.

+ Không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông.

Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam phải làm sao?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Viễn thông 2009 về việc Nhà đầu tư nước ngoài tiến hành hoạt động đầu tư lần đầu kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam thì phải thực hiện các quy định sau đây:

- Có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định tại các điều 34, điều 35 và điều 36 của Luật Viễn thông.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}