Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải đáp ứng những điều kiện nào để được cấp giấy phép hoạt động?

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải đáp ứng những điều kiện nào để được cấp giấy phép hoạt động? Câu hỏi của bạn Trà Hương đến từ Bến Tre.

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải đáp ứng những điều kiện nào để được cấp giấy phép hoạt động?

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 23/2021/NĐ-CP về điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm như sau:

Điều kiện cấp giấy phép
1. Có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
2. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng).
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm phải bảo đảm điều kiện:
a) Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm;
c) Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm (24 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.

Như vậy, doanh nghiệp muốn được cấp phép hoạt động dịch vụ việc làm phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên.

+ Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng).

+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm phải đáp ứng điều kiện sau:

++ Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

++ Không thuộc một trong các trường hợp sau: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm;

++ Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm (24 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.

Nội dung của giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 23/2021/NĐ-CP:

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
1. Nội dung giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thời hạn của giấy phép được quy định như sau:
a) Thời hạn giấy phép tối đa là 60 tháng;
b) Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng;
c) Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.

Như vậy, Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm bao gồm một số nội dung sau:

+ Tên doanh nghiệp

+ Mã số doanh nghiệp

+ Địa chỉ trụ sở chính

+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm

+ Thời hạn hiệu lực của giấy phép

Và các nội dung khác được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 23/2021/NĐ-CP.

Tải về mẫu Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm tại đây.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm?

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 23/2021/NĐ-CP về thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm như sau:

Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp.

Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ủy quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}