Doanh nghiệp có thể tự thay đổi thang lương cho người lao động mà không cần ý kiến của công đoàn hay không?

Cho tôi hỏi: Doanh nghiệp có thể tự thay đổi thang lương cho người lao động mà không cần ý kiến của công đoàn hay không? - Câu hỏi của anh Trí (Bình Thuận)

Doanh nghiệp có thể tự thay đổi thang lương cho người lao động mà không cần ý kiến của công đoàn hay không?

Căn cứ Bộ luật Lao động 2019 do Quốc hội ban hành ngày 20/11/2019.

Tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc xây dựng thang lương cho người lao động như sau:

Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Như vậy, theo khoản 3 Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 được trích dẫn nêu trên thì có thể thấy, khi xây dựng thang lượng cho người lao động, nếu có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (công đoàn) thì doanh nghiệp phải thực hiện việc tham khảo ý kiến.

Do đó, theo quy định hiện nay thì doanh nghiệp không thể tự thay đổi thang lương cho người lao động mà không cần ý kiến của công đoàn.

Doanh nghiệp có thể tự thay đổi thang lương cho người lao động mà không cần ý kiến của công đoàn hay không?

Doanh nghiệp có thể tự thay đổi thang lương cho người lao động mà không cần ý kiến của công đoàn hay không?

Nguyên tắc trả lương hiện nay được quy định ra sao? Người lao động có thể ủy quyền cho người khác để nhận lương không?

Hiện nay, nguyên tắc trả lương cho người lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 94 Bộ luật lao động 2019 như sau:

Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Theo đó, nguyên tắc nêu trên cũng có đề cập khi người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

Khi doanh nghiệp thay đổi thang lương mới, người lao động có quyền tham gia ý kiến vào nội dung không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về những nội dung người lao động được tham gia ý kiến như sau:

Nội dung, hình thức người lao động được tham gia ý kiến
1. Người lao động được tham gia ý kiến về những nội dung sau:
a) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
b) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;
c) Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;
d) Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật.
2. Những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này mà pháp luật quy định cụ thể hình thức người lao động tham gia ý kiến thì thực hiện theo quy định đó; trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức thì người lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, nội dung người lao động được tham gia ý kiến và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để lựa chọn hình thức sau đây:
a) Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động tại hội nghị người lao động, đối thoại tại nơi làm việc;
b) Gửi góp ý, kiến nghị trực tiếp;
c) Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

Như vậy, theo điểm b khoản 1 Điều 44 Nghị định 145/2020/NĐ-CP nêu trên thì thang lương là một trong những nội dung người lao động được tham gia ý kiến xây dựng, sửa đổi, bổ sung.

Theo đó, người lao động có thể tham gia ý kiến về việc thay đổi thang lương theo các hình thức sau:

- Ý kiến trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động tại hội nghị người lao động, đối thoại tại nơi làm việc;

- Gửi góp ý, kiến nghị trực tiếp;

- Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}