Doanh nghiệp có được ký hợp đồng bằng ngoại tệ với chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam không?

Doanh nghiệp có được ký hợp đồng bằng ngoại tệ với chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam không? - Câu hỏi của chị Hoa (Hà Nam)

Doanh nghiệp và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam có được ký hợp đồng bằng ngoại tệ không?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định về việc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau:

Nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.

Như vậy nếu không thuộc trường hợp loại trừ thì Doanh nghiệp Việt Nam và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam không được được ký hợp đồng bằng ngoại tệ.

Doanh nghiệp có được ký hợp đồng bằng ngoại tệ với chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam không?

Doanh nghiệp có được ký hợp đồng bằng ngoại tệ với chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam không?

Trường hợp nào được ký kết hợp đồng bằng ngoại tệ tại Việt Nam?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định một số trường hợp được ghi giá bằng ngoại hối trong hợp đồng gồm:

- Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng được phép) được giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận bằng ngoại hối trong phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Người cư trú nhận ủy thác xuất khẩu được ghi giá trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu bằng ngoại tệ.

- Người cư trú là doanh nghiệp bảo hiểm ược báo giá, định giá, ghi giá dịch vụ bảo hiểm trong hợp đồng bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ bên mua bảo hiểm đối với hàng hóa, dịch vụ phải mua tái bảo hiểm ở nước ngoài.

- Người cư trú là tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quan được niêm yết, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ.

- Người cư trú là tổ chức làm đại lý cho hãng vận tải nước ngoài trên cơ sở hợp đồng đại lý ký kết giữa hai bên được thay mặt cho hãng vận tải nước ngoài báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ đối với cước phí vận tải hàng hóa quốc tế.

- Người cư trú là doanh nghiệp chế xuất được:

+ Ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ khi mua hàng hóa từ thị trường nội địa để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu, trừ hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu.

+ Ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán, nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản với doanh nghiệp chế xuất khác

+ Người không cư trú được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán tiền xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ chuyển khoản cho người cư trú.

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp Việt Nam và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam ký hợp đồng kinh tế thì không thuộc các trường nêu trên do đó vịêc hai bên ký hợp đồng kinh tế và ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ USD là không đúng quy định của pháp luật.

Hậu quả của việc ký hợp đồng bằng ngoại tệ trái phép là gì?

Hậu quả của việc ký hợp đồng bằng ngoại tệ thì hợp đồng sẽ bị xem là vô hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015.

Bên cạnh đó còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm n khoản 4 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối
...
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
n) Giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hoá, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;
...

Theo đó, việc giao dịch, thỏa thuận trong hợp đồng bằng ngoại tệ không đúng quy định sẽ bj xử phạt từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Lưu ý: Theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP thì mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}