Đoạn quản lý của Đại diện biên giới Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc được quy định thế nào?

Đoạn quản lý của Đại diện biên giới Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc được quy định thế nào? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội

Theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, "sự kiện biên giới" được định nghĩa thế nào?

Căn cứ Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Hoa 2009. Khái niệm "sự kiện biên giới" được định nghĩa như sau:

“Sự kiện biên giới” là các sự kiện do con người hoặc nguyên nhân khác gây ra, vi phạm quy chế quản lý biên giới, văn kiện hoạch định biên giới hoặc văn kiện phân giới, cắm mốc giữa hai nước.

Như vậy, khái niệm "sự kiện biên giới" theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc được định nghĩa theo nội dung trên.

Đoạn quản lý của Đại diện biên giới Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc được quy định thế nào?

Đoạn quản lý của Đại diện biên giới Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Đoạn quản lý của Đại diện biên giới Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc được quy định thế nào?

Căn cứ Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, quy định về đoạn quản lý của Đại diện biên giới được thực hiện theo Phụ lục 9 ban hành kèm theo Hiệp định.

Cụ thể như sau:

(1) Đại diện biên giới đoạn 01: từ mốc giao điểm ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc đến mốc 17.

(2) Đại diện biên giới đoạn 02: từ mốc 17 đến mốc 85.

(3) Đại diện biên giới đoạn 03: từ mốc 85 đến mốc 167.

(4) Đại diện biên giới đoạn 04: từ mốc 167 đến mốc 498.

(5) Đại diện biên giới đoạn 05: từ mốc 498 đến mốc 820.

(6) Đại diện biên giới đoạn 06: từ mốc 820 đến mốc 962.

(7) Đại diện biên giới đoạn 07: từ mốc 962 đến mốc 1300/4.

(8) Đại diện biên giới đoạn 08: từ mốc 1300/4 đến điểm kết thúc của đường biên giới.

Chính sách của Nhà nước về biên phòng hiện nay như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 như sau:

Chính sách của Nhà nước về biên phòng
1. Thực hiện chính sách độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài với các nước có chung đường biên giới; mở rộng hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, an ninh, đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân.
2. Giải quyết các vấn đề biên giới quốc gia bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
4. Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia toàn dân vững mạnh, rộng khắp, Nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
5. Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; ưu tiên nguồn lực đầu tư, hiện đại hóa các công trình biên giới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới.
6. Huy động các nguồn lực của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.
7. Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho thực hiện nhiệm vụ biên phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với pháp luật quốc tế.

Như vậy, hiện nay, về biên phòng, Nhà nước có những chính sách nêu trên.

Trong đó, Nhà nước thực hiện chính sách độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài với các nước có chung đường biên giới; mở rộng hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, an ninh, đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân.

Các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng là những hành vi nào?

Căn cứ tại Điều 8 Luật Biên phòng Việt Nam 2020, Các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng gồm:

- Xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia; phá hoại, gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

- Sử dụng hoặc cho sử dụng khu vực biên giới của Việt Nam để chống phá, can thiệp vào nước khác; đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ biên giới.

- Giả danh cơ quan, tổ chức, người thực thi nhiệm vụ biên phòng; chống lại, cản trở, trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thực thi nhiệm vụ biên phòng.

- Mua chuộc, hối lộ, dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc người thực thi nhiệm vụ biên phòng làm trái quy định của pháp luật.

- Lợi dụng, lạm dụng việc thực thi nhiệm vụ biên phòng để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Phân biệt đối xử về giới, chia rẽ, kỳ thị dân tộc, chủng tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.

- Sản xuất, sử dụng, mua bán, trao đổi, vận chuyển, phát tán thông tin, hình ảnh sai lệch về chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}