Điều kiện sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải là gì?
Điều kiện sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải là gì?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 12/2021/TT-BGTVT quy định điều kiện sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải như sau:
- Việc sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện khi đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP.
- Đơn vị sự nghiệp công lập hình thành sau khi sáp nhập, hợp nhất phải đáp ứng đủ các điều kiện thành lập quy định tại Điều 4 Thông tư 12/2021/TT-BGTVT và quy định của pháp luật có liên quan. Việc sáp nhập, hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của đơn vị; trường hợp thực hiện sáp nhập, hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở các mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi sáp nhập, hợp nhất được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Điều kiện sáp nhập, hợp nhất đối với các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải nhưng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các Bộ, ngành khác sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan và của Bộ, ngành đó.
Điều kiện sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải là gì?
Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải dựa trên tiêu chí nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 12/2021/TT-BGTVT quy định tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải như sau:
- Theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập
+ Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước, gồm:
++ Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn; đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng.
++ Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng thử nghiệm khí thải, dán nhãn năng lượng xe cơ giới.
++ Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng thử nghiệm chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các loại phương tiện, linh kiện, sản phẩm công nghiệp và các thiết bị an toàn khác sử dụng trong giao thông vận tải.
++ Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng kiểm định thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, công-te-nơ sử dụng trong giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải; thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển; máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (trừ thiết bị phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá).
++ Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện các chức năng khác phục vụ quản lý nhà nước (nếu có).
+ Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải, gồm:
++ Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng các dịch vụ kỹ thuật đường bộ.
++ Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng các dịch vụ vận hành khai thác bến phà đường bộ.
++ Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ tiếp nhận, xử lý và truyền phát thông tin an ninh hàng hải.
++ Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hàng hải.
++ Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ kiểm định phương tiện (trừ phương tiện phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá).
++ Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải (nếu có).
- Theo mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên.
+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
+ Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
- Tiêu chí phân loại đối với các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải nhưng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các Bộ, ngành khác sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan và của Bộ, ngành đó.
Nguyên tắc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 12/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
- Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập phải bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định tại Nghị định này (trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành); một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập mới (kể cả đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập) phải tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (trừ trường hợp phải thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu). Riêng đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư, khi thành lập mới (kể cả trường hợp cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu) phải tự bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư.
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả thì tổ chức lại hoặc giải thể. Việc tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập không được làm tăng thêm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó của đơn vị và thực hiện tinh giản biên chế theo quy định.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;