Điều kiện để trở thành Hội viên chính thức của Hội người mù Việt Nam năm 2023? Hội viên của Hội người mù Việt Nam có quyền, nghĩa vụ gì?

Điều kiện để trở thành Hội viên chính thức của Hội người mù Việt Nam năm 2023 là gì? Hội viên Hội người mù Việt Nam có quyền, nghĩa vụ gì? - Câu hỏi của anh Phú (Hà Nội)

Hội người mù Việt Nam là tổ chức gì?

Theo Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Người mù Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 về Hội người mù Việt Nam:

- Hội Người mù Việt Nam là tổ chức xã hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ để tập hợp, đoàn kết người mù Việt Nam vào tổ chức Hội, cùng hoạt động vì quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên trên cơ sở thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật và Luật Người khuyết tật nhằm cải thiện cuộc sống của người mù; đẩy mạnh xây dựng môi trường không rào cản, tạo điều kiện giúp người mù tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; góp phần thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

- Hội có mối quan hệ chặt chẽ với các đoàn thể và các tổ chức xã hội. Hội là thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, Hiệp hội Người mù thế giới và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Điều kiện để trở thành Hội viên chính thức của Hội người mù Việt Nam năm 2023? Hội viên của  Hội người mù Việt Nam có quyền, nghĩa vụ gì?

Điều kiện để trở thành Hội viên chính thức của Hội người mù Việt Nam năm 2023? Hội viên của Hội người mù Việt Nam có quyền, nghĩa vụ gì? (Hình từ internet)

Điều kiện để trở thành Hội viên chính thức của Hội người mù Việt Nam năm 2023 là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Điều lệ (sửa đổi bổ sung) ban hành kèm theo Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 như sau:

Hội viên, tiêu chuẩn hội viên
1. Hội viên chính thức:
a) Hội viên cá nhân: Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên có thị lực từ 1/10 trở xuống hoặc sau khi đã chỉnh kính tối ưu cả hai mắt chỉ đếm được ngón tay khi đặt bàn tay cách mắt 6 mét trở lại không phân biệt nguyên nhân, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội, được xem xét công nhận là hội viên chính thức.
b) Hội viên tổ chức: Hội Người mù có phạm vi hoạt động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập theo quy định của pháp luật tán thành Điều lệ này, tự nguyện gia nhập Hội được xem xét công nhận là hội viên chính thức của Hội Người mù Việt Nam.

Theo đó, điều kiện để trở thành Hội viên chính thức của Hội người mù Việt Nam năm 2023 như sau:

- Đối với hội viên cá nhân:

+ Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên;

+ Có thị lực từ 1/10 trở xuống hoặc sau khi đã chỉnh kính tối ưu cả hai mắt chỉ đếm được ngón tay khi đặt bàn tay cách mắt 6 mét trở lại không phân biệt nguyên nhân, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính;

+ Tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội, được xem xét công nhận là hội viên chính thức.

- Đối với hội viên tổ chức:

+ Hội Người mù có phạm vi hoạt động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập theo quy định của pháp luật tán thành Điều lệ này;

+ Tự nguyện gia nhập Hội được xem xét công nhận là hội viên chính thức của Hội Người mù Việt Nam.

Hội viên của Hội người mù Việt Nam có quyền và nghĩa vụ gì?

(1) Quyền của hội viên được quy định tại Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) ban hành kèm Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 bao gồm:

- Được Hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

- Tham gia sinh hoạt Hội ít nhất 6 tháng 1 lần; được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, thảo luận và biểu quyết những nội dung trong các buổi sinh hoạt Hội; được khen thưởng, kỷ luật theo quy định của Hội.

- Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, hiệp thương, bầu cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Hội (hội viên tự ứng cử, được đề cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội phải có tuổi đời từ đủ 21 tuổi trở lên).

- Góp ý, kiến nghị, phản ánh lên các cấp lãnh đạo Hội theo quy định của pháp luật và của Hội; đấu tranh ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong Hội.

- Được Hội tạo điều kiện phục hồi chức năng, học tập, làm việc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, giúp đỡ khi đời sống gặp nhiều khó khăn.

- Khen thưởng, kỷ luật theo quy định của Hội;

- Được cấp thẻ hội viên (nếu có);

- Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.

- Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng các quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội, quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội.

(2) Nghĩa vụ của hội viên được quy định tại Điều 10 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) ban hành kèm Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 quy định gồm:

- Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ, nghị quyết, quy định của Hội.

- Tuyên truyền Điều lệ và các hoạt động của Hội; vận động, giới thiệu người mù gia nhập Hội.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hội.

- Tích cực tham gia các hoạt động Hội, sinh hoạt ở một tổ chức cơ sở của Hội. Đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đóng hội phí đầy đủ theo quy định của Hội.

- Thường xuyên rèn luyện phục hồi chức năng, học tập, lao động sản xuất, tự lực vươn lên hoà nhập cộng đồng.

- Bảo vệ uy tín của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công bằng văn bản. Bảo vệ tài sản của Nhà nước và của Hội.

- Phải bàn giao lại công việc và tài chính, tài sản có liên quan khi không còn hoạt động ở Hội.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}