Điều kiện để Dân quân tự vệ được hưởng trợ cấp tai nạn khi không tham gia BHXH là gì? Mức trợ cấp tai nạn là bao nhiêu?

Tôi muốn hỏi Điều kiện để Dân quân tự vệ được hưởng trợ cấp tai nạn khi không tham gia BHXH là gì? - câu hỏi của anh Trung Đức (Đơn Dương)

Điều kiện để Dân quân tự vệ được hưởng trợ cấp tai nạn khi không tham gia BHXH là gì?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định về chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ bị tai nạn như sau:

Chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương, hy sinh
1. Dân quân tự vệ khi thực hiện nhiệm vụ hoặc đang là học viên đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở thì được hưởng chế độ, chính sách sau đây:
...
b) Trường hợp không tham gia bảo hiểm xã hội, nếu bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí;

Theo đó, trường hợp Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng trở cấp tai nạn trong trường hợp bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động.

Đồng thời căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 72/2020/NĐ-CP, điều kiện để Dân quân tự vệ không tham gia BHXH được hưởng trợ cấp tai nạn trong trường hợp nêu trên được xác định như sau:

- Thực hiện nhiệm vụ theo quyết định điều động hoặc huy động theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao;

- Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm nhiệm vụ trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Bên cạnh đó, căn cứ theo tiểu mục k Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2910/QĐ-BQP năm 2020, việc trở cấp tai nạn đối với Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội không áp dụng trong các trường hợp:

- Cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

- Tai nạn do mâu thuẫn của chính bản thân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến thực hiện nhiệm vụ;

- Tai nạn do sử dụng rượu, bia, sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy hoặc chất gây nghiện khác theo quy định của pháp luật.

Điều kiện để Dân quân tự vệ được hưởng trợ cấp tai nạn khi không tham gia BHXH là gì? Mức trợ cấp tai nạn là bao nhiêu?

Điều kiện để Dân quân tự vệ được hưởng trợ cấp tai nạn khi không tham gia BHXH là gì? Mức trợ cấp tai nạn là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức trợ cấp tai nạn cho Dân quân tự vệ không tham gia BHXH hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ Nghị định 72/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 72/2020/NĐ-CP, tiểu mục g Mục 2 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2910/QĐ-BQP năm 2020. Mức trợ cấp tai nạn cho Dân quân tự vệ không tham gia BHXH được xác định như sau:

- Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng như mức hưởng bảo hiểm y tế cho hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ (kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi xuất viện). Trong thời gian điều trị nội trú được bảo đảm tiền ăn bệnh lý.

Trường hợp Dân quân tự vệ đang điều trị nội trú, nhưng hết thời gian làm nhiệm vụ thì được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh và tiền ăn bệnh lý nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu hết 15 ngày bệnh vẫn chưa ổn định thì điều trị đến khi ổn định và được thanh toán 100% tiền khám, chữa bệnh

- Nếu tai nạn làm suy giảm khả năng lao động 5% thì được hưởng 7.450.000 đồng; sau đó, cứ suy giảm 1% thì được hưởng thêm 745.000 đồng.

- Trường hợp bị tai nạn dẫn đến chết: Thân nhân được trợ cấp tiền tuất bằng 53.640.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 14.900.000 đồng.

Nhiệm vụ của Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định nhiệm vụ của Dân quân tự vệ như sau:

- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.

- Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập.

- Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}