Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn xét xử sơ thẩm trong tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính được quy định như thế nào?
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn xét xử sơ thẩm trong tố tụng dân sự là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tòa án giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau:
- Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
- Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;
- Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính được quy định như thế nào?
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 456 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự như sau:
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
1. Thủ tục rút gọn được áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm khi có đủ các điều kiện:
a) Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú;
b) Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
c) Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;
d) Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng.
2. Thủ tục rút gọn được áp dụng trong xét xử phúc thẩm khi có một trong các điều kiện:
a) Vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo;
b) Vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo.
Như vậy, thủ tục rút gọn được áp dụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm khi có đủ các điều kiện:
- Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú;
- Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
- Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;
- Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng.
Bên cạnh đó, thủ tục rút gọn được áp dụng trong xét xử phúc thẩm khi có một trong các điều kiện:
- Vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo;
- Vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện về thủ tục rút gọn được áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo.
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào?
Vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 246 Luật Tố tụng hành chính 2015,
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
1. Vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Vụ án có tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm đủ căn cứ giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
b) Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;
c) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.
2. Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn, Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Phát sinh các tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất và cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định;
b) Cần phải định giá tài sản nếu các đương sự không thống nhất về giá;
c) Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
đ) Phát sinh yêu cầu độc lập;
e) Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
Theo đó, vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện cụ thể như sau:
- Vụ án có tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm đủ căn cứ giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
- Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;
- Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;