Điều dưỡng viên có được xin cấp chứng chỉ hành nghề không? Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đối với điều dưỡng viên là gì?

Điều dưỡng viên có được xin cấp chứng chỉ hành nghề không? Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đối với điều dưỡng viên là gì? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội.

Điều dưỡng viên có được xin cấp chứng chỉ hành nghề không?

Theo quy định tại Điều 17 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về người xin cấp chứng chỉ hành nghề cụ thể như sau:

Người xin cấp chứng chỉ hành nghề
1. Bác sỹ, y sỹ
2. Điều dưỡng viên
3. Hộ sinh viên.
4. Kỹ thuật viên
5. Lương y
6. Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Như vậy, điều dưỡng viên là một trong những người được xin cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

Điều dưỡng viên có được xin cấp chứng chỉ hành nghề không? Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đối với điều dưỡng viên là gì?

Điều dưỡng viên có được xin cấp chứng chỉ hành nghề không? Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đối với điều dưỡng viên là gì?

Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đối với điều dưỡng viên là gì?

Căn cứ Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam như sau:

Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam
1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận là lương y;
c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
4. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, dựa vào quy định trên thì điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đối với điều dưỡng viên bao gồm:

- Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

+ Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam.

+ Giấy chứng nhận là lương y.

+ Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

- Có văn bản xác nhận quá trình thực hành.

- Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

- Ngoài ra, không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm bao gồm:

+ Không trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án.

+ Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Không trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.

+ Không trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh.

+ Không mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Điều dưỡng viên phải có thời gian thực hành bao lâu mới được cấp chứng chỉ hành nghề?

Căn cứ theo Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về việc xác nhận quá trình thực hành như sau:

Xác nhận quá trình thực hành
1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sỹ;
b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;
c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên;
d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.
2. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

Như vậy, theo quy định trên thì điều dưỡng viên phải có thời gian thực hành từ 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới được cấp chứng chỉ hành nghề.

Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}