Điểm giống và khác nhau giữa công chứng chứng thực theo quy định pháp luật hiện nay như thế nào?

Điểm giống và khác nhau giữa công chứng chứng thực theo quy định pháp luật hiện nay như thế nào? - Câu hỏi của anh Tú (Phan Thiết)

Khái niệm công chứng chứng thực theo quy định pháp luật?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 định nghĩa như sau:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Còn đối với chứng thực thì hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể, tuy nhiên có thể hiểu thông qua định nghĩa về Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc xác nhận, chứng nhận một sự việc, giấy tờ, văn bản, chữ ký cá nhân, thông tin cá nhân...

Hoạt động chứng thực không đề cập đến nội dung, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức có thật.

Điểm giống và khác nhau giữa công chứng chứng thực theo quy định pháp luật hiện nay như thế nào?

Điểm giống và khác nhau giữa công chứng chứng thực theo quy định pháp luật hiện nay như thế nào?

Điểm giống nhau giữa công chứng và chứng thực là gì?

Công chứng và chứng thực có một điểm chung đó là đều được sử dụng nhằm chứng nhận tính đúng, chính xác của giấy tờ, tài liệu.

Về hình thức thì cả công chứng và chứng thực đều phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền thực hiện chứng thực, công chứng đều phải có trách nhiệm:

- Thực hiện công chứng chứng thực một cách khách quan, trung thực không vì lợi ích của cá nhân hay không vì mối quan hệ của cá nhân.

- Đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng, chứng thực về tính đúng đắn, chính xác của giấy tờ, tài liệu.

Điểm khác nhau giữa công chứng và chứng thực là gì?

Sau là những tiêu chí nhằm phân biệt được công chứng và chứng thực:

(1) Về khái niệm:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 thì công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng:

- Chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản;

- Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt

Thông qua định nghĩa về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc chứng nhận sự việc hoặc giấy tờ, văn bản hoặc chữ ký cá nhân, thông tin cá nhân... trên các giấy tờ, văn bản đó là thật

(2) Về thẩm quyền thực hiện/địa điểm thực hiện:

Theo quy định tại Chương III Luật Công chứng 2014 thì thẩm quyền thực hiện cũng như địa điểm thực hiện công chứng như sau:

- Phòng công chứng (do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng).

- Văn phòng công chứng (do 02 công chứng viên hợp danh trở lên thành lập theo loại hình tổ chức của công ty hợp danh, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác).

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì chứng thực sẽ thực hiện tại một trong các địa điểm sau đây:

- Phòng Tư pháp;

- Uỷ ban nhân dân xã, phường;

- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;

- Văn phòng công chứng

(3) Giá trị pháp lý

Theo quy định tại Điều 5 Luật Công chứng 2014 như sau:

- Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng

- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Mặt khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP ghi nhận giá trị pháp lý của bản sao được chứng thực như sau:

- Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

- Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}