Dịch vụ thủy lợi là gì? Hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm những nội dung nào?
Dịch vụ thủy lợi là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Thủy lợi 2017 quy định như sau:
Hoạt động dịch vụ thủy lợi
1. Dịch vụ thủy lợi là hoạt động cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi giữa tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi với tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
2. Đối tượng tham gia hoạt động dịch vụ thủy lợi bao gồm chủ quản lý công trình thủy lợi; tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; tổ chức thủy lợi cơ sở; tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
3. Việc cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi được thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Hợp đồng giữa tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
b) Tổ chức thủy lợi cơ sở trực tiếp cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi để phục vụ thành viên hoặc tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu.
Theo như quy định trên, dịch vụ thủy lợi là hoạt động cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi giữa tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi với tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
Đồng thời, đối tượng tham gia vào hoạt động thủy lợi bao gồm:
- Chủ quản lý công trình thủy lợi;
- Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi;
- Tổ chức thủy lợi cơ sở;
- Tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
Dịch vụ thủy lợi là gì? Hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Sản phẩm nào được coi là sản phẩm của dịch vụ thủy lợi?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Thủy lợi 2017 quy định sản phẩm của dịch vụ thủy lợi bao gồm:
Sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác.
Sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi bao gồm:
- Tưới cho cây trồng và cấp nước cho sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi;
- Tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, khu vực nông thôn và đô thị trừ vùng nội thị;
- Thoát lũ, ngăn lũ, ngăn triều cường, ngăn mặn, đẩy mặn, rửa mặn, rửa phèn, giữ ngọt.
Sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác bao gồm:
- Cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp;
- Tiêu nước cho khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao;
- Kết hợp phát điện;
- Kinh doanh, du lịch và các hoạt động vui chơi giải trí khác;
- Nuôi trồng thủy sản trong các hồ chứa nước;
- Kết hợp giao thông.
Hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Thủy lợi 2017 quy định nội dung của hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm:
- Chủ thể hợp đồng;
- Mục đích sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
- Tiêu chuẩn, số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Giá trị thực hiện hợp đồng, phương thức và thời hạn thanh toán;
- Điều kiện chấm dứt hợp đồng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Các phương thức giải quyết tranh chấp.
Định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thực hiện theo quy định nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Thủy lợi 2017 quy định nguyên tắc và căn cứ định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi như sau:
Nguyên tắc và căn cứ định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
1. Nhà nước định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
2. Việc định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thực hiện theo quy định của pháp luật về giá và các quy định sau đây:
a) Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm chi phí quản lý, vận hành, bảo trì, chi phí khấu hao, chi phí thực tế hợp lý khác và lợi nhuận phù hợp với mặt bằng thị trường. Trong từng thời kỳ, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi phí khấu hao đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước;
b) Kịp thời điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.
3. Căn cứ định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm:
a) Giá thành, chất lượng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; mức lợi nhuận; lộ trình điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Khả năng thanh toán của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
c) Khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
d) Đặc điểm, loại công trình thủy lợi;
đ) Định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác, bảo trì và đầu tư xây dựng công trình thủy lợi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Theo như quy định trên, việc định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thực hiện theo quy định của pháp luật về giá và các quy định sau đây:
- Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm chi phí quản lý, vận hành, bảo trì, chi phí khấu hao, chi phí thực tế hợp lý khác và lợi nhuận phù hợp với mặt bằng thị trường.
Trong từng thời kỳ, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi phí khấu hao đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước;
- Kịp thời điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;