Đi xem bói nhân dịp đầu năm mới có bị pháp luật nghiêm cấm không? Mức xử phạt đối với hành vi lợi dụng xem bói để chuộc lợi, tổ chức mê tín dị đoan?

Tôi muốn hỏi đi xem bói nhân dịp đầu năm mới có bị pháp luật nghiêm cấm không? - câu hỏi của bạn

Xem bói bản chất của nó chính là để mỗi con người có thể biết được số mệnh của mình, và những sự kiện sẽ xảy ra trong cuộc đời của bản thân. Vì vậy nhiều người thường hay đi xem bói vào nhân dịp đầu năm mới để có thể dự đoán được trong năm nay mình sẽ có những sự kiện quan trọng nào xuất hiện.

Hành vi đi xem bói có bị pháp luật nghiêm cấm không?

Căn cứ vào khoản 5 Điều 5 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Theo đó, khi việc đi xem bói khi trở thành hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng với những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, thì hành vi đi xem bói lúc này được xem là vi phạm pháp luật.

Đi xem bói nhân dịp đầu năm mới có bị pháp luật nghiêm cấm không? Mức xử phạt đối với hành vi lợi dụng xem bói để chuộc lợi, tổ chức mê tín dị đoan?

Đi xem bói nhân dịp đầu năm mới có bị pháp luật nghiêm cấm không? Mức xử phạt đối với hành vi lợi dụng xem bói để chuộc lợi, tổ chức mê tín dị đoan? (Hình từ Internet)

Tổ chức xem bói có thể bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ vào khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP và khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định:

Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
...
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;
b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
...
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.

Theo đó, hành vi tổ chức xem bói được biến tướng thành dạng hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan thì chủ thể thực hiện hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Người tham gia hoạt động mê tín này cũng có thể bị phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Mức xử phạt này áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Lợi dụng hành vi xem bói để lừa đảo chiếm đoạt tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ vào Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 một số cụm từ bị bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; .
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, theo đó việc lợi dụng hành nghề xem bói để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ chịu trách nhiệm hình sự theo các quy định trên, tùy vào mức độ phạm tội mà chịu hình phạt khác nhau, cao nhất là tù chung thân khi chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}