Đến năm 2030, Việt Nam sẽ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm hóa dược có nguồn gốc tự nhiên?

Nước ta có nguồn đa dạng sinh vật vô cùng phong phú. Từ xưa thì ông bà ta đã có những phương thuốc được sử dụng những nguồn nguyên nhiên liệu có sẵn trong tự nhiên để chữa bệnh. Vậy Nhà nước có chiến lược gì để sản xuất các sản phẩm dược có nguồn gốc từ tự nhiên hay không?

Việt Nam tập trung phát triển sản phẩm thuốc nổ công nghiệp theo hướng tăng sức công phá đến năm 2030?

Căn cứ vào điểm b khoản 3 Điều 1 Quyết định 726/QĐ-TTg năm 2022 về phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 đã đưa ra chiến lược phát triển hóa chất cơ bản như sau:

- Giai đoạn đến năm 2030:

+ Đầu tư mới, mở rộng, hiện đại hóa, nâng công suất sản xuất xút, axit sunfuric thương phẩm của các cơ sở sản xuất hiện có. Đầu tư dự án sản xuất xút vảy và sản phẩm gốc clo đáp ứng nhu cầu xút-clo cho các dự án lọc - hóa dầu, các dự án khai thác, chế biến alumin...

+ Đầu tư nghiên cứu công nghệ tuyển quặng apatit loại II và loại IV. Cải tiến công nghệ của các cơ sở sản xuất phốt pho vàng, đảm bảo nâng cao hiệu suất và an toàn trong sản xuất.

+ Đầu tư sản xuất axit photphoric nhiệt và các dẫn xuất, các sản phẩm có giá trị kinh tế cao từ phốt pho; đầu tư sản xuất amoniac đáp ứng nhu cầu cho sản xuất DAP và các hộ tiêu thụ khác; sản xuất muối nitrat, sản phẩm hóa chất hữu cơ cơ bản, dung môi...

+ Duy trì ổn định sản xuất amoni nitrat, đầu tư sản xuất một số loại tiền chất thuốc nổ khác là các hóa chất lưỡng dụng đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp khác và phân bón. Nghiên cứu đầu tư sản xuất thuốc nổ và phụ kiện nổ phục vụ ngành dầu khí. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư sản xuất thuốc nổ nhũ tương rời, nhũ tương bao gói, thay thế hoàn toàn các loại thuốc nổ có chứa TNT.

+ Phát triển các sản phẩm thuốc nổ công nghiệp theo hướng tăng sức công phá, giảm khói, khí bụi, tăng thời gian chịu nước, an toàn cao, phát triển sản phẩm có kích thước phi tiêu chuẩn; các sản phẩm phụ kiện nổ công nghiệp đáp ứng yêu cầu đặc biệt như nhiều số vi sai, độ bền kéo, va đập, độ tin cậy khi các hầm lò khai thác ngày càng sâu, địa hình phức tạp.

- Giai đoạn đến năm 2040:

+ Đầu tư các dự án sản xuất hóa chất hữu cơ cơ bản như các dung môi hữu cơ, các hóa chất sử dụng trong sản xuất các sản phẩm hóa dầu, hóa chất có thể trở thành nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác..

+ Đầu tư các dự án sản xuất hóa chất vô cơ phục vụ cho nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp như bột giặt, kính thủy tinh, giấy... như: sản xuất muối sunphat, sô đa, hydro peroxit...

+ Phát triển các sản phẩm thuốc nổ nhũ tương tạo biên dùng cho lộ thiên và mỏ hầm lò, công trình ngầm không có khí nổ; thuốc nổ nhũ tương rời, kíp nổ điện tử, kíp vi sai phi điện, dây nổ năng lượng cao dùng cho mỏ hầm lò, công trình ngầm không có khí nổ; kíp vi sai phi điện nổ chậm...

Theo đó, chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản được thực hiện theo nội dung nêu trên.

Việt Nam đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm hóa dược có nguồn gốc tự nhiên đến năm 2030?

Đến năm 2030, Việt Nam sẽ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm hóa dược có nguồn gốc tự nhiên?

Việt Nam ưu tiên hình thành các tổ hợp công nghiệp hóa dầu gắn liền với nhà máy lọc dầu trong nước?

Căn cứ vào điểm b khoản 3 Điều 1 Quyết định 726/QĐ-TTg năm 2022 về phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 đã đưa ra chiến lược phát triển ngành hóa dầu nước ta như sau:

- Giai đoạn đến năm 2030:

+ Đầu tư sản xuất amonia, methanol, ethylen, propylen, benzen, xylen, toluen... và một số chế phẩm, dẫn xuất từ các hóa chất này, tiến tới đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô.

+ Đầu tư chế biến sâu các sản phẩm từ các nhà máy và tổ hợp hóa dầu/hóa khí (từ khí thiên nhiên) hiện hữu nhằm nâng cao giá trị gia tăng nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng hóa sản phẩm góp phần đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

+ Đầu tư sản xuất các loại hạt nhựa nguyên sinh, keo dán, nguyên liệu cao su tổng hợp: nhựa polyethylen (PE), polypropylen (PP), polyvinyl chlorid (PVC), polystyren (PS), acrylbutadien styren (ABS), axit terephthalic (PTA), mono etylen glycol (MEG), urea formaldehyde (UF), melamin formaldehyde (MF), polyamide 6... và một số hóa chất khác, các phụ gia, bán thành phẩm... phục vụ cho các ngành sản xuất trong nước, ngành công nghiệp công nghệ cao.

+ Ưu tiên hình thành các tổ hợp công nghiệp hóa dầu gắn liền với các nhà máy lọc dầu, nhà máy chế biến dầu khí trong nước.

- Giai đoạn đến năm 2040:

+ Duy trì vận hành an toàn, ổn định, hiệu quả các dự án đã đi vào hoạt động; tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm hóa dầu, nghiên cứu đầu tư sản xuất các sản phẩm từ aromatics (NB, LAB, PTA, PET...).

+ Nghiên cứu đầu tư các dự án hóa dầu từ nguồn nguyên liệu thay thế như biomas, hydro xanh, hydro lam,... không từ nguồn nguyên liệu hóa thạch truyền thống.

Như vậy, chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa dầu được thực hiện theo những nội dung như trên.

Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm hóa dược có nguồn gốc thiên nhiên tại Việt Nam?

Căn cứ vào điểm b khoản 3 Điều 1 Quyết định 726/QĐ-TTg năm 2022 về phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 đã đưa ra chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa dược trong thời gian sắp tới như sau:

- Giai đoạn đến năm 2030:

+ Xây dựng vùng dược liệu có thế mạnh của Việt Nam, đầu tư nhà máy chế biến, chiết tách, tinh chế để sản xuất sản phẩm hóa dược có nguồn gốc thiên nhiên từ các loại động, thực vật nhiệt đới, sinh vật biển và bán tổng hợp.

+ Tập trung đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm kháng sinh và nguyên liệu để sản xuất thuốc thiết yếu có lợi thế về tài nguyên, như các sản phẩm tách chiết từ dược liệu và bán tổng hợp từ hợp chất thiên nhiên; nhà máy sản xuất hóa dược vô cơ và tá dược thông thường; nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 2, 3 và 4; nhà máy sản xuất sorbitol để sản xuất vitamin C; nhà máy sản xuất nguyên liệu hóa dược để sản xuất một số thuốc thiết yếu khác (gồm các sản phẩm như: Thuốc giảm sốt, giảm đau chống viêm, thuốc kháng khuẩn).

+ Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các tổ chức sản xuất ngoài quốc doanh tham gia phát triển trồng và chế biến các loại dược liệu, chú trọng phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất và chế biến các sản phẩm hóa dược. Nhà nước chủ động đầu tư sản xuất các loại hoạt chất, tá dược cần công nghệ cao và nhu cầu lớn, thiết yếu cho an toàn sức khỏe cộng đồng, như các loại vắc xin, kháng sinh thế hệ mới; đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sản xuất ở các lĩnh vực quan trọng này. Khuyến khích chuyển giao công nghệ, liên doanh liên kết của các nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước để sản xuất nguyên liệu, sản phẩm trong lĩnh vực hóa dược.

- Giai đoạn đến năm 2040:

+ Đầu tư nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới và đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng sản phẩm.

Như vậy, thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa dược theo những nội dung đã nêu trên.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

49 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}