Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu nằm trong top dẫn đầu ASEAN về xếp hạng môi trường kinh doanh theo đánh giá của Ngân hàng thế giới?

Ngày 02/6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 667/QĐ-TTg năm 2022 về việc phê duyệt chiến lược hợp tác đầu từ nước ngoài giai đoạn 2021-2030. Vậy theo Quyết định này thì quan điểm và mục tiêu của chiến lược hợp tác đầu từ nước ngoài giai đoạn 2021-2030 là gì?

Quan điểm về việc thực hiện chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030?

Ngày 02/6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 667/QĐ-TTg năm 2022 về việc phê duyệt chiến lược hợp tác đầu từ nước ngoài giai đoạn 2021-2030. Theo đó, tại mục I Điều 1 Quyết định 667/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu lên quan điểm của chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 như sau:

- Quán triệt các quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

- Phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.

- Gắn liền thu hút đầu tư nước ngoài với xây dựng, phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ trên tinh thần hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả.

- Tập trung thu hút đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm; lựa chọn khu vực, thị trường, đối tác để thúc đẩy hợp tác phát triển phù hợp với bối cảnh thế giới và khu vực; tái định vị dòng vốn đầu tư, giảm sự phụ thuộc vào các thị trường nhiều rủi ro và tiềm ẩn xảy ra tranh chấp; ưu tiên việc kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; thu hút đầu tư xanh, công nghệ cao, công nghệ phụ trợ, phương pháp quản lý, quản trị tiên tiến.

- Phát huy và cải thiện lợi thế cạnh tranh, phù hợp xu hướng phát triển, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hòa với cam kết quốc tế, bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch và tính cạnh tranh cao.

- Thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài song hành với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và phát huy tối đa nội lực; gắn kết chặt chẽ và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của từng ngành, từng doanh nghiệp; tăng cường sự liên kết giữa các vùng, miên và khu vực trong nước trên cơ sở lợi thế so sánh.

- Xây dựng và hình thành nhận thức “Hợp tác cùng phát triển”, tăng cường kết nối sản xuất trong nước với chuỗi sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia để cải thiện vị thế của Việt Nam trong chuỗi sản xuất; nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, hàm lượng giá trị gia tăng của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước; đề cao trách nhiệm với xã hội và bảo vệ môi trường nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài.

- Bảo đảm cân đối lợi ích của các bên đầu tư với lợi ích của nhà nước và nhân dân trong hoạt động hợp tác đầu tư nước ngoài trên tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro; tuân thủ điều kiện về phát triển bền vững và an ninh - quốc phòng.

Theo đó, quan điểm thực hiện chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 thực hiện theo chỉ đạo của Nghị quyết 50-NQ/TW năm 2019 của Bộ Chính trị để hoàn thiện thể chế và chính sách nhắm nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài. Tập trung thu hút đầy từ nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm để hợp tác với những đối tác phù hợp xu hướng phát triển của thế giới. Bên cạnh đó, cần phải bảo đảm cân đối về lợi ích của các chủ đầu tư và lợi ích của nhà nước, của nhân dân.

Năm 2030, Việt Nam nằm trong top dẫn đầu ASEAN về xếp hạng môi trường kinh doanh theo đánh giá của Ngân hàng thế giới?

Năm 2030, Việt Nam nằm trong top dẫn đầu ASEAN về xếp hạng môi trường kinh doanh theo đánh giá của Ngân hàng thế giới?

Mục tiêu của chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030?

Theo tiểu mục 1 mục II Điều 1 Quyết định 667/QĐ-TTg năm 2022 về việc phê duyệt chiến lược hợp tác đầu từ nước ngoài giai đoạn 2021-2030 đã đưa ra mục tiêu tổng quát như sau:

- Thu hút các dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN) sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu;

- Mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ, kiến thức quản lý, văn hóa doanh nghiệp của khu vực có vốn ĐTNN; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm nội địa; thúc đẩy các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong nước, xác lập và tăng cường vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong cộng đồng quốc tế;

- Nâng cao hiệu quả, chất lượng toàn diện trong công tác thu hút, sử dụng vốn ĐTNN, tăng tỷ lệ đóng góp của khu vực ĐTNN trong phát triển kinh tế - xã hội, tương xứng với những ưu đãi, hỗ trợ được hưởng;

- Xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm tài chính đạt tầm cỡ khu vực và quốc tế tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn tới.

Theo đó, mục tiêu của chiến lược hợp tác đầu từ nước ngoài giai đoạn 2021-2030 là thu hút các dự án đầu tư nước ngoài có sử dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ IV để lan toả sự tích cực và kết nối chuỗi sản xuất, cung ứng với toàn cầu. Mở rộng thị trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và sản phẩm nội địa qua đó thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và nông nghiệp, dịch vụ trong nước. Xây dựng trung tâm sáng tạo và trung tâm tài chính mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Đến năm 2030, Việt Nam nằm trong top dẫn đầu ASEAN về xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới?

Theo tiểu mục 2 mục II Điều 1 Quyết định 667/QĐ-TTg năm 2022 về việc phê duyệt chiến lược hợp tác đầu từ nước ngoài giai đoạn 2021-2030 đã đặt ra những mục tiêu cụ thể sau đây:

- Hoàn thành các mục tiêu cụ thể nêu tại Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác ĐTNN đến năm 2030;

- Nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong một số khu vực trong tổng số vốn ĐTNN cả nước lên hơn 70% trong giai đoạn 2021 - 2025 và 75% trong giai đoạn 2026 - 2030, bao gồm: (i) Châu Á: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Phillipines; (ii) Châu u: Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Liên bang Nga, Anh; và (iii) Châu Mỹ: Hoa Kỳ;

- Tăng 50% số lượng Tập đoàn đa quốc gia thuộc nhóm 500 Tập đoàn lớn nhất thế giới do Tạp chí Fortune (Hoa Kỳ) xếp hạng có hiện diện và hoạt động tại Việt Nam;

- Đến năm 2030 nằm trong nhóm 3 quốc gia dẫn đầu ASEAN và nhóm 60 quốc gia đứng đầu thế giới theo xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới.

Như vậy, mục tiêu của chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài là nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư đăng kỳ từ các quốc gia lên 70% tổng số vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025 và 75% trong giai đoạn năm 2026 - 2030. Tăng 50% số lượng tập đoàn đa quốc gia thuộc top 500 Tập đoàn lớn của thế giới hiện diện và hoạt động tại Việt Nam. Cuối cùng là phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam sẽ nằm trong top đầu của những nước ASEAN và top 60 quốc gia đứng đầu thế giới về xếp hạng môi trường kinh doanh.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

59 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}