Đến năm 2030, quy mô nền kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tăng gấp 2 - 2.5 lần so với năm 2021?
- Quy mô nền kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2030 tăng gấp đôi so với năm 2021?
- Phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với bảo đảm an ninh quốc phòng?
- Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, vốn tư nhân theo phương thức đối tác công tư để phát triển hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long?
Quy mô nền kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2030 tăng gấp đôi so với năm 2021?
Căn cứ vào tiểu mục 4 Mục I Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 78/NQ-CP năm 2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 đã đưa ra những mục tiêu cụ thể như sau:
"I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
...
4. Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030:
- Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 6,5 - 7%/năm. Quy mô nền kinh tế đến năm 2030 gấp 2 - 2,5 lần so với năm 2021. Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong tổng thu nhập vùng (GRDP) khoảng 20%; công nghiệp - xây dựng khoảng 32%; dịch vụ khoảng 46%; thuế và trợ cấp khoảng 2%. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 146 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 42 - 48%; có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 30% số xã đạt chuẩn nâng cao.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%; tỷ trọng lao động khu vực phi nông nghiệp đạt 75 - 80%; tỷ lệ nghèo giảm 1,5 - 2%/năm. Cơ sở giáo dục đạt chuẩn: 75% mầm non, 70% tiểu học, 80% trung học cơ sở, 90% trung học phổ thông. Đạt 30 giường bệnh viện, 10 bác sĩ, 2,8 dược sĩ đại học, 25 điều dưỡng viên trên 10.000 dân.
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 7,5%. Tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư đô thị đạt 98 - 100%, ở nông thôn đạt 70%. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại từ đô thị và công nghiệp đạt 100%.”
Theo đó, mục tiêu phát triển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện theo nội dung đã nêu ở trên.
Đến năm 2030, quy mô nền kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tăng gấp 2 - 2.5 lần so với năm 2021?
Phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với bảo đảm an ninh quốc phòng?
Theo tiểu mục 5 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 78/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ đã đặt ra nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với an ninh quốc phòng như sau:
“II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
...
5. Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh
- Tăng cường quốc phòng, an ninh kết hợp với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội theo các quy hoạch, đề án, kế hoạch có tính khả thi cao, gắn với bảo đảm an ninh kinh tế trong tình hình mới, bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong mọi tình huống. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 13/9/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 05/01/2017 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
...
- Hoàn thành quy hoạch tổng thể, điều chỉnh hệ thống công trình phòng thủ trên địa bàn, xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hạ tầng cơ sở quốc phòng, an ninh cả trên đất liền, ven biển, đảo. Đầu tư xây dựng công trình dân sinh lưỡng dụng, kết nối công trình phòng thủ dân sự, căn cứ hậu phương, hậu phương chiến lược, tập trung trên biên giới và vùng biển, đảo; xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển, xây dựng các chốt dân quân thường trực trên biên giới; hải đội dân quân thường trực. Hoàn thành khu kinh tế quốc phòng biển, đảo Tây Nam; đường tuần tra biên giới, các công trình biên giới, tiếp tục thực hiện phân giới cắm mốc trên đất liền và tiến hành phân định biên giới trên biển, ranh giới các vùng biển với các nước.”
Theo đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với bảo đảm an ninh quốc phòng được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, vốn tư nhân theo phương thức đối tác công tư để phát triển hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long?
Theo tiểu mục 3 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 78/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ đặt ra nhiệm vụ và giải pháp phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long như sau:
“II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
...
3. Phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng
- Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, công nghệ số, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế ban đêm dựa trên hệ sinh thái, phù hợp với quy luật tự nhiên, đa dạng sinh học, văn hóa, con người vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Phát triển công nghiệp xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, điện mặt trời gắn với bảo vệ rừng và bờ biển; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao và viễn thông, công nghệ thông tin; phát triển công nghiệp nông thôn nhằm chế biến tinh, chế biến sâu góp phần gia tăng giá trị và nâng hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
...
- Tăng cường tìm kiếm công nghệ tiên tiến, thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh cho từng địa phương và toàn vùng.
- Nghiên cứu hoàn thiện các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ ngân sách cho vùng; ưu tiên nguồn lực và phân kỳ phù hợp để đầu tư các công trình trọng điểm. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính; thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, vốn tư nhân theo phương thức đối tác công - tư (PPP) để phát triển hạ tầng, các ngành có lợi thế và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; thu hút có chọn lọc các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.”
Như vậy, để phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì cần phải triển khai thực hiện những nội dung như trên.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;