Đề xuất khai tử Chứng minh nhân dân kể từ ngày 01/01/2025? Đề xuất bỏ dấu vân tay trên thẻ Căn cước công dân?
Đề nghị sửa đổi Luật Căn cước công dân theo Nghị quyết 03/NQ-CP năm 2023?
Tại Mục 2 Nghị quyết 03/NQ-CP năm 2023 ban hành 06/01/2023 ghi nhận nội dung sau:
Bộ Công an đã chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ trì xây dựng Đề nghị xây dựng Luật Căn cước công dân (sửa đổi) theo đúng quy định; kịp thời cập nhật, thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính; phát huy những kết quả tích cực đã đạt được, khắc phục những tồn tại, bất cập nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về dân cư, thúc đẩy chuyển đổi số hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.
Cơ bản thống nhất với các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật về: Chính sách 1 quy định việc tích hợp thông tin trong thẻ Căn cước công dân; Chính sách 2 về bổ sung thông tin lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; Chính sách 3 về bổ sung đối tượng được cấp thẻ căn cước công dân và đối tượng được cấp Giấy chứng nhận căn cước; Chính sách 4 về hoàn thiện quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Bộ Công an khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và cơ quan liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ, hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật theo hướng:
- Rà soát các quy định cụ thể, đánh giá kỹ lưỡng tác động tích cực, tiêu cực của các đề xuất chính sách để tăng tính thuyết phục đối với phương án đề xuất, bảo đảm phù hợp quy định của Hiến pháp, pháp luật, nhất là các quy định về tích hợp thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về căn cước công dân; về bảo đảm bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; bảo vệ bí mật thông tin đối với lực lượng vũ trang và tính khả thi khi triển khai thực hiện trên thực tế về sự cần thiết và lộ trình tích hợp các thông tin cá nhân, thu thập thông tin sinh trắc học...
- Rà soát, nghiên cứu phân cấp, phân quyền rõ, cụ thể, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật.
- Phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan có liên quan rà soát, đánh giá kỹ tác động chính sách, tạo sự đồng thuận về một số nội dung về: cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi; cấp Giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam.
- Quy định các nguyên tắc trong Luật và giao Chính phủ quy định những nội dung còn chưa ổn định, bảo đảm linh hoạt và phù hợp với thực tiễn về: quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; tài khoản định danh điện tử và việc sử dụng tài khoản định danh điện tử
Bộ Công an hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 và thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XV.
Đề xuất khai tử Chứng minh nhân dân kể từ ngày 01/01/2025? Đề xuất bỏ dấu vân tay trên thẻ Căn cước công dân?
Đề xuất khai tử Chứng minh nhân dân kể từ ngày 01/01/2025?
Tại Dự thảo mới nhất sửa đổi Luật Căn cước công dân có đề xuất liên quan đến thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân, cụ thể như sau:
Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024;
Đồng thời, dự thảo Luật cũng nêu rõ: Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.
Cơ quan quản lý nhà nước không được quy định các thủ tục về đính chính, thay đổi thông tin liên quan đến Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân trong các giấy tờ nêu trên.
Như vậy, theo đề xuất này, chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng sẽ được tiếp tục sử dụng đến ngày 31/12/2024, tức là chứng minh nhân dân từ ngày 01/01/2025 chính thức bị khai tử.
Đề xuất cấp thẻ Căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi?
Về người được cấp thẻ căn cước công dân, tại dự thảo Luật Căn cước công dân đề xuất sửa đổi, bổ sung như sau:
Bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ căn cước công dân cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của họ và phục vụ công tác quản lý nhà nước; phát huy giá trị, tiện ích của thẻ Căn cước công dân trong hoạt động của Chính phủ số, xã hội số.
Như vậy, nếu đề xuất này được thông qua thì đối tượng được cấp thẻ căn cước công dân gồm:
- Người được cấp thẻ căn cước công dân là công dân Việt Nam.
- Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân.
- Người dưới 14 tuổi thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân theo nhu cầu.
Đề xuất bỏ dấu vân tay trên thẻ Căn cước công dân?
Về vấn đề này, tại Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi nội dung thể hiện trên thẻ căn cước công dân, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung theo hướng:
- Lược bỏ vân tay;
- Sửa đổi thông tin số thẻ căn cước công dân, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ tại Luật Căn cước công dân 2014 thành số định danh cá nhân, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú và dòng chữ “Nơi cấp: Bộ Công an” để phù hợp với các nội dung khác được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật.
Dự kiến sau khi sửa đổi thì thông tin được in trên thẻ căn cước công dân dân gồm:
- Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”;
- Dòng chữ “Căn cước công dân”;
- Ảnh khuôn mặt;
- Số định danh cá nhân;
- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Giới tính;
- Nơi đăng ký khai sinh;
- Quốc tịch;
- Nơi cư trú;
- Ngày, tháng, năm cấp thẻ và ngày, tháng, năm hết hạn;
- Dòng chữ “Nơi cấp: Bộ Công an”.
Xem chi tiết dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi tại đây.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;