Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt, thức uống đại mạch, không cồn đúng không?

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt, thức uống đại mạch, không cồn đúng không? - Câu hỏi của chị Nga (Hà Nội)

Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định hiện hành gồm những ai?

Căn cứ tại Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định:

Người nộp thuế
Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo đó, những đối tượng sau phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:

- Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt, thức uống đại mạch, không cồn đúng không?

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt, thức uống đại mạch, không cồn đúng không?

Đối tượng nào phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định hiện hành?

Căn cứ tại Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014) quy định những đối tượng sau phải chịu thuế TTĐB:

- Hàng hóa:

+ Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm.

+ Rượu.

+ Bia.

+ Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng.

+ Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3

+ Tàu bay, du thuyền.

+ Xăng các loại.

+ Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống.

+ Bài lá.

+ Vàng mã, hàng mã.

- Dịch vụ:

+ Kinh doanh vũ trường.

+ Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke).

+ Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự.

+ Kinh doanh đặt cược.

+ Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn.

+ Kinh doanh xổ số.

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt, thức uống đại mạch, không cồn?

Tại Tờ trình Về đề nghị xây dựng dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe, môi trường và dịch vụ hạn chế sử dụng theo chủ trương của Đảng, Nhà nước như: Đồ uống có đường; thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn; thuốc lá mới và thiết bị, bộ phận, dung dịch của thuốc lá mới; kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng (game online)…

Đối với thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn, Bộ Tài chính cho hay thực tế sản phẩm thức uống không cồn được sản xuất theo quy trình sản xuất và nguyên liệu sản xuất tương tự như bia (sau quy trình sản xuất lên men thì tách cồn khỏi sản phẩm và bổ sung hương tự nhiên).

Sản phẩm không có cồn nên không được xác định là bia theo luật Phòng chống tác hại của rượu bia, sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn về nước giải khát nên doanh nghiệp công bố tên gọi và tiêu chuẩn sản phẩm là thức uống đại mạch, do vậy không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, sản phẩm thức uống đại mạch có quy trình sản xuất và nguyên liệu giống bia, hình thức bề ngoài sản phẩm giống bia, có mùi vị đặc trưng như bia, chỉ khác tên gọi, giá xấp xỉ như nhau nên có thể coi sản phẩm tương tự bia không cồn. Do đó, cần phải có quy định rõ để định hướng tiêu dùng đối với mặt hàng này.

Xem toàn bộ Tờ trình xây dựng dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi: tại đây.

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 5 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định như sau:

Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo đó,cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay sẽ được xác định theo công thức như sau:

Số thuế tiêu thụ đặc biệt = giá tính thuế x thuế suất

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}