Đẩy mạnh xúc tiến nông sản chủ lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào thị trường xuất khẩu trọng điểm?

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm thu hoạch một lượng lớn sản phẩm nông nghiệp nhưng vấn đề thị trường tiêu thụ lại vô cùng khó khăn. Vì thế, những năm gần đây đời sống người nông dân cũng khó khăn hơn nhiều. Vậy Nhà nước đã có những chỉ đạo như thế nào để tăng cường đầu ra cho nông sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long?

Đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng vùng chuyên canh lúa, trái cây và thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long?

Căn cứ vào Mục 2 Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra những yêu cầu đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn tại vùng với những nội dung sau:

“2. Tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ:
...
n) Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thực hiện có hiệu quả những mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL.
- Tập trung xây dựng quy hoạch tỉnh, triển khai quy hoạch vùng ĐBSCL. Ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và nguồn lực của địa phương. Xây dựng, triển khai các Chương trình, đề án trọng điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của địa phương; ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực và sản phẩm đặc sản của địa phương, vùng, tiểu vùng. Chủ động bố trí vốn ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
- Đầu tư phát triển các cụm công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; xây dựng một số vùng chuyên canh lúa, trái cây, thủy sản (sản xuất theo tiêu chuẩn, được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, số hóa...).
- Tổ chức hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tham gia nghiên cứu, chuyển giao, xây dựng mô hình, phát triển vùng nguyên liệu tập trung, chuỗi liên kết, chuyển đổi số liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Chủ động phối hợp giữa các địa phương để vận hành hiệu quả hệ thống thủy lợi, phòng chống thiên tai liên vùng; khai thác tiềm năng, phát huy hệ thống canh tác phù hợp với từng địa phương, tiểu vùng, liên tỉnh, liên vùng, chuyển nhanh sang canh tác hữu cơ, thân thiện với môi trường và giảm phát thải khí nhà kính.
- Chủ động tiếp cận, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước.”

Như vậy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiến hành những nhiệm vụ theo nội dung yêu cầu trên của Thủ tướng Chính phủ để phát triển nông nghiệp, nông thôn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ Công thương đẩy mạnh xúc tiến nông sản chủ lực vùng Đồng bằng Sông Cửu Long vào thị trường xuất khẩu trọng điểm?

Đẩy mạnh xúc tiến nông sản chủ lực vùng Đồng bằng Sông Cửu Long vào thị trường xuất khẩu trọng điểm?

Đẩy mạnh xúc tiến các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long vào các thị trường trọng điểm xuất khẩu?

Theo Mục 2 Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính đã có những yêu cầu về nhiệm vụ của Bộ Công thương trong việc phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn tại Đồng bằng sông Cửu Long như sau:

“2. Tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ:
...
d) Bộ Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương xây dựng các ngành hàng chiến lược, gắn với định hướng phát triển các vùng nguyên liệu; phát triển năng lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh hệ thống lưu thông, phân phối và dịch vụ thương mại nông sản tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận nông sản. Theo dõi và kịp thời cung cấp thông tin thị trường, đặc biệt là các thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp, địa phương; hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại; nâng cao vai trò của các Thương vụ, Tham tán thương mại, Tham tán nông nghiệp nước ngoài trong thúc đẩy xúc tiến thương mại, đầu tư trong nông nghiệp.
- Triển khai hiệu quả Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp, trong đó tập trung vào công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp vùng ĐBSCL.
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại hàng nông sản vào các thị trường tiềm năng, nhất là các sản phẩm nông sản chủ lực, thế mạnh của vùng ĐBSCL vào các thị trường trọng điểm xuất khẩu của Việt Nam.
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các Hiệp hội, doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, rà soát để giảm các loại phí áp dụng đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng nông sản tại các cửa khẩu, cảng biển.
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương hoàn thành quy hoạch và triển khai xây dựng một số trung tâm logistics trên địa bàn trọng điểm, bảo đảm đồng bộ, phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải và quy hoạch khác có liên quan, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu trên thị trường thế giới cũng như tiêu thụ nội địa.”

Theo đó, Bộ Công thương sẽ có nhiệm vụ đẩy mạnh xúc tiến thương mại các mặt hàng nông sản chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long vào những thị trường xuất khẩu trọng điểm của nước ta. Ngoài ra, Bộ Công thương cũng sẽ triển khai hoạt động khuyến công giai đoạn 2021-2025 tại Đồng bằng sông Cửu Long để thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực này.

Tổ chức khai thác và sử dụng nguồn nước bảo đảm thích ứng với điều kiện hạn hán, thiếu nước tại Đồng bằng sông Cửu Long?

Căn cứ vào Mục 2 Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra những yêu cầu với Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:

“2. Tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ:
...
e) Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và cơ quan liên quan đề xuất sửa đổi chính sách, pháp luật đất đai theo hướng phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong nông nghiệp; tạo thuận lợi cho tập trung, tích tụ đất nông nghiệp để sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn có sức cạnh tranh và hiệu quả cao, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; tạo điều kiện huy động nguồn lực ngoài ngân sách khắc phục sạt lở bờ biển. Mở rộng hạn mức chuyển nhượng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân, thiết lập các cơ chế thuận lợi để hộ nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp tiếp cận đất đai hình thành các vùng sản xuất, chế biến nông sản tập trung.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và cơ quan liên quan nghiên cứu, triển khai giải pháp, công nghệ xử lý các vấn đề môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, tăng khả năng chủ động thích ứng biến đổi khí hậu.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và địa phương tổ chức khai thác, sử dụng nguồn nước phù hợp với phân vùng chức năng nguồn nước, bảo đảm thích ứng trong điều kiện bình thường, hạn hán, thiếu nước ngọt; thu hút đầu tư các công trình lưu trữ, điều tiết nguồn nước nhằm bổ sung cấp nước cho các nhà máy, đặc biệt là khu vực ven biển.”

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần triển khai thực hiện các hoạt động theo nội dung trên để đảm bảo sự phát triển bền vững về nông nghiệp, nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

92 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}