Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi, đánh giá đối với học sinh có rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 – 2025?

Cho tôi hỏi là trong việc thực hiện Chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2025 thì có áp dụng công nghệ thông tin vào để thực hiện chương trình hay không? Tôi cảm ơn!

Hoàn thiện cơ chế chính sách về giáo dục đối với học sinh có rối loạn sức khỏe tâm thần như thế nào?

Theo Mục II Quyết định 1442/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định:

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách về giáo dục đối với học sinh có rối loạn sức khỏe tâm thần; chính sách ưu đãi đối với giáo viên, nhân viên tham gia giáo dục đối với học sinh rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học về các yếu tố nguy cơ và biện pháp dự phòng, can thiệp và giáo dục đối với học sinh rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Xây dựng cơ chế, chính sách về việc phổ cập giáo dục đối với học sinh rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Xem xét đưa nội dung giáo dục hòa nhập vào các chương trình đào tạo giáo viên đối với các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành sư phạm.

- Nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đối với cơ sở giáo dục có hoạt động can thiệp, hỗ trợ giáo dục cho học sinh rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Xây dựng các cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác truyền thông, giáo dục, tư vấn và chăm sóc, đánh giá phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về sức khỏe tâm thần của học sinh trong các cơ sở giáo dục.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi giáo dục đối với học sinh có rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 – 2025?

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi giáo dục đối với học sinh có rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 – 2025?

Tăng cường công tác truyền thông, chăm sóc và quản lý sức khỏe tâm thần học sinh ra sao?

Theo Mục II Quyết định 1442/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định:

- Tổ chức quản lý, theo dõi và tư vấn về chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh trong trường học.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá sức khỏe định kỳ của học sinh và kết hợp lồng ghép đánh giá phát hiện sớm, tư vấn và dự phòng các yếu tố nguy cơ của rối loạn sức khỏe tâm thần trong trường học.

- Xây dựng và triển khai các chương trình giáo dục, hỗ trợ, phòng ngừa và can thiệp sớm đối với các trường hợp học sinh có rối loạn sức khỏe tâm thần trong các cơ sở giáo dục.

- Phát triển hệ thống dịch vụ và mô hình giáo dục, truyền thông và tư vấn đối với học sinh rối loạn sức khỏe tâm thần có hiệu quả phù hợp với nhu cầu đang dạng của học sinh.

- Tăng cường công tác truyền thông nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên và học sinh về sức khỏe tâm thần

- Truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên y tế trường học về công tác chăm sóc, giáo dục đối với học sinh rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Lồng ghép các chương trình giáo dục sức khỏe, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục; Tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục về sức khỏe tâm thần cho học sinh trong trường học.

- Xây dựng tài liệu và sổ tay hướng dẫn công tác chăm sóc sức khỏe và chăm sóc, tư vấn, sàng lọc đối với học sinh rối loạn sức khỏe tâm thần; tài liệu nâng cao kiến thức, kỹ năng, hướng dẫn các phương pháp nhận biết và hỗ trợ sàng lọc, can thiệp cơ bản đối với học sinh có rối loạn sức khỏe tâm thần trong trường học và tư vấn, hỗ trợ chuyển tuyến khi cần thiết.

- Xây dựng tài liệu và tổ chức tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên hỗ trợ, nhân viên y tế trường học, cha mẹ học sinh về chăm sóc, đánh giá phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về sức khỏe tâm thần của học sinh trong trường học.

- Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe, giáo dục kỹ năng sống và các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho học sinh thông qua các chương trình, hoạt động giáo dục, trải nghiệm phù hợp trong các cơ sở giáo dục.

- Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên y tế trường học để nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, đánh giá phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về sức khỏe tâm thần ở học sinh trong các cơ sở giáo dục.

- Xây dựng và triển khai nhân rộng các mô hình nâng cao sức khỏe trong trường học để phòng chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần; lồng ghép và triển khai các Chương trình, dự án, đề án nâng cao sức khỏe như bảo đảm dinh dưỡng và tăng cường các hoạt động thể lực, phòng, chống tác hại thuốc lá và rượu bia trong trường học, tăng cường tham gia các câu lạc bộ sức khỏe và câu lạc bộ thể thao, Sức khỏe học đường ...

- Tăng cường sản phẩm, tài liệu truyền thông, đa dạng các hình thức truyền thông về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trong trường học; nâng cao năng lực về các kỹ năng truyền thông, lập kế hoạch cho cán bộ quản lý giáo viên và đội ngũ tuyên truyền viên trong trường học về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi, đánh giá đối với học sinh có rối loạn sức khỏe tâm thần?

Theo Mục II Quyết định 1442/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định:

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi, giám sát và đánh giá

- Rà soát, cập nhật, quản lý dữ liệu về giáo dục đặc biệt của học sinh rối loạn sức khỏe tâm thần vào phần mềm quản lý sức khỏe của học sinh.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu, khảo sát để quản lý học sinh rối loạn sức khỏe tâm thần trong trường học.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực và đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, ngừa rối loạn sức khỏe tâm thần trong trường học:

+ Nghiên cứu, khảo sát học hỏi các nước trong khu vực và thế giới về lĩnh vực trợ giúp xã hội, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho học sinh tự kỷ, rối loạn sức khỏe tâm thần.

+ Huy động sự ủng hộ, tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh, phòng, chống các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần; lĩnh vực trợ giúp xã hội và phục hồi cho học sinh rối loạn sức khỏe tâm thần.

+ Thúc đẩy hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài để chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ tài chính triển khai thực hiện Kế hoạch.

+ Thực hiện lồng ghép phù hợp với các chương trình, đề án, kế hoạch có liên quan đến chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh, công tác xã hội và tư vấn tâm lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả và tranh thủ tối đa các nguồn lực trong quá trình triển khai Kế hoạch.

Lê Nguyễn Cẩm Nhung

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

32 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}