Đấu giá viên lợi dụng danh nghĩa của mình để trục lợi cá nhân sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định?

Cho tôi hỏi trách nhiệm nghề nghiệp của đấu giá viên? Đấu giá viên lợi dụng danh nghĩa của mình để trục lợi cá nhân theo quy định sẽ bị xử phạt như thế nào? - Câu hỏi của anh An từ Bình Phước

Đấu giá viên không được lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi?

Theo khoản 2 Điều 19 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về quyền và nghĩa vụ của đấu giá viên như sau:

Quyền và nghĩa vụ của đấu giá viên
...
2. Đấu giá viên có các nghĩa vụ sau đây:
...
b) Tuân theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;
...

Đồng thời, tại Điều 5 Thông tư 14/2018/TT-BTP quy định về trách nhiệm nghề nghiệp của đấu giá viên như sau:

Trách nhiệm nghề nghiệp
1. Đấu giá viên không được lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi.
2. Đấu giá viên phải tận tâm và có trách nhiệm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghiệp vụ để bảo đảm thực hiện đấu giá tài sản hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
3. Đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá có nghĩa vụ nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, tài liệu liên quan đến tài sản đấu giá, trình tự, thủ tục đấu giá, lập và hoàn thiện hồ sơ đấu giá tài sản, điều hành cuộc đấu giá theo đúng quy định pháp luật. Sau khi cuộc đấu giá kết thúc, đấu giá viên bàn giao đầy đủ hồ sơ đấu giá cho tổ chức đấu giá tài sản để lưu trữ theo quy định của pháp luật.
4. Đấu giá viên có nghĩa vụ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận với các bên tham gia đấu giá, không được sử dụng thông tin biết được từ việc thực hiện đấu giá tài sản để phục vụ lợi ích cá nhân.

Như vậy, theo quy định, đấu giá viên không được lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi.

Đấu giá viên lợi dụng danh nghĩa của mình để trục lợi cá nhân sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định?

Đấu giá viên lợi dụng danh nghĩa của mình để trục lợi cá nhân sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định? (Hình từ Internet)

Đấu giá viên lợi dụng danh nghĩa của mình để trục lợi cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 22 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên được quy định như sau:

Hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên
...
6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Điều hành cuộc đấu giá cho tổ chức không phải là tổ chức đấu giá mà mình đã đăng ký hành nghề hoặc tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng hoặc hội đồng đấu giá tài sản;
b) Lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi.

Đồng thời, căn cứ khoản 9 Điều 22 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu giá là tài sản công đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm e và g khoản 3 Điều này trong trường hợp làm sai lệch kết quả đấu giá; các điểm b và c khoản 5; điểm a khoản 7 Điều này trong trường hợp người tham gia đấu giá trong danh sách khống, hồ sơ khống, hồ sơ giả là người trúng đấu giá; điểm b khoản 7 Điều này trong trường hợp làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản; điểm d khoản 7 Điều này trong trường hợp người không đủ điều kiện tham gia đấu giá là người trúng đấu giá;
b) Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục để đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công khi có hành vi vi phạm quy định tại các điểm e và g khoản 3 Điều này trong trường hợp làm sai lệch kết quả đấu giá; các điểm b và c khoản 5; điểm a khoản 7 Điều này trong trường hợp người tham gia đấu giá trong danh sách khống, hồ sơ khống, hồ sơ giả là người trúng đấu giá; điểm b khoản 7 Điều này trong trường hợp làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản; điểm d khoản 7 Điều này trong trường hợp người không đủ điều kiện tham gia đấu giá là người trúng đấu giá;
c) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.

Như vậy, theo quy định, đấu giá viên lợi dụng danh nghĩa của mình để trục lợi cá nhân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 35.000.000 đồng. Ngoài ra, đấu giá viên có hành vi vi phạm bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này

Mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp 02 lần cá nhân.

Hành vi nào bị nghiêm cấm đối với đấu giá viên?

Theo khoản 1 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định nghiêm cấm đấu giá viên thực hiện các hành vi sau đây:

- Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình;

- Lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi;

- Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;

- Hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật;

- Vi phạm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;

- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}