Danh sách 35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH 2023 gồm những nhóm nào? Mức bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp ra sao?

Danh sách 35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH 2023 gồm những nhóm nào? Mức bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp ra sao? Câu hỏi của bạn T.M ở Gia Lai

Danh sách 35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH 2023 gồm những nhóm nào?

Theo Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT), danh sách 35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2023 bao gồm:

(1) Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp;

(2) Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp;

(3) Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp;

(4) Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp;

(5) Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp;

(6) Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp;

(7) Bệnh hen nghề nghiệp;

(8) Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp;

(9) Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng;

(10) Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp;

(11) Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp;

(12) Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp;

(13) Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp;

(14) Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp;

(15) Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp;

(16) Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp;

(17) Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp;

(18) Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn;

(19) Bệnh giảm áp nghề nghiệp;

(20) Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân;

(21) Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ;

(22) Bệnh phóng xạ nghề nghiệp;

(23) Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp;

(24) Bệnh nốt dầu nghề nghiệp;

(25) Bệnh sạm da nghề nghiệp;

(26) Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm;

(27) Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài;

(28) Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su;

(29) Bệnh Leptospira nghề nghiệp;

(30) Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp;

(31) Bệnh lao nghề nghiệp;

(32) Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

(33) Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp;

(34) Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp;

(35) Bệnh COVID - 19 nghề nghiệp.

Danh sách 35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH 2023 gồm những nhóm nào? Mức bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp ra sao?

Danh sách 35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH 2023 gồm những nhóm nào? Mức bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp ra sao?

Mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp là bao nhiêu?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
1. Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người.
2. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

Như vậy, mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người.

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp gồm những gì?

Căn cứ vào Điều 22 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo Mẫu số 07 tại Phụ lục của Nghị định này.
2. Bản sao có chứng thực hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
3. Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi chữa bệnh nghề nghiệp.
4. Bản sao chứng từ thanh toán chi phí chữa bệnh nghề nghiệp.

Theo đó, đề được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp thì người lao động cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ như sau:

- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

- Bản sao có chứng thực hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.

- Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi chữa bệnh nghề nghiệp.

- Bản sao chứng từ thanh toán chi phí chữa bệnh nghề nghiệp.

Mức bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định về việc bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
3. Mức bồi thường:
Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này được tính như sau:
a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:
Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}
Trong đó:
- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
- 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
- a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.
Ví dụ 1:
- Ông A bị bệnh nghề nghiệp, giám định sức khỏe lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Mức bồi thường lần thứ nhất cho ông A tính như sau:
Tbt = 1,5 + {(15 - 10) x 0,4} = 3,5 (tháng tiền lương).
- Định kỳ, ông A giám định sức khỏe lần thứ hai thì mức suy giảm khả năng lao động được xác định là 35% (mức suy giảm khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là 20%). Mức bồi thường lần thứ hai cho ông A là:
Tbt = 20 x 0,4 = 8,0 (tháng tiền lương).

Như vậy, mức bồi thường đối với người bị bệnh nghề nghiệp được tính như sau:

- Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;

- Trường hợp nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}