Dẫn chứng nghị luận xã hội cho mọi đề, ngắn gọn? Quy định quan điểm xây dựng chương trình GDPT môn Văn như thế nào?

Dẫn chứng nghị luận xã hội cho mọi đề, ngắn gọn? Quy định quan điểm xây dựng chương trình GDPT môn Văn như thế nào?

Dẫn chứng nghị luận xã hội cho mọi đề, ngắn gọn?

Dẫn chứng nghị luận xã hội cho mọi đề (Dẫn chứng nghị luận xã hội ngắn gọn) như sau:

(1) Bác Hồ, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều nơi và làm đủ mọi việc. Bác luôn có ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Bác đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc. => Lòng yêu nước, ý chí, nghị lực sống phi thường, đức tính khiêm tốn, giản dị,...

(2) Trạng nguyên Nguyễn Hiền là tấm gương về tài năng và ý chí học tập mãnh liệt từ khi còn rất nhỏ. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng Nguyễn Hiền đã nổi tiếng là người thông minh xuất chúng. Dù không có điều kiện học hành đầy đủ, ông vẫn tự mình học hỏi. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, ông cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ, thể thực hiện tinh thần ham học và sự thực hiện phi thường. Năm 13 tuổi, ông đỗ trạng nguyên và trở thành trạng thái nhỏ tuổi nhất trong lịch sử Việt Nam, minh chứng cho ý chí và tài năng vượt trội. => Nghị lực sống, tinh thần ham học hỏi, không từ bỏ số phận, tấm gương hiếu học...

(3) Câu chuyện của Nguyễn Ngọc Mạnh : Người tài xế ở Hà Nội đã không ngại nguy nguy hiểm, lao đến cứu bé gái rơi từ tầng cao của một tòa nhà, thể hiện lòng nhân ái và tinh thần sẵn sàng giúp đỡ người khác. => Tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân ái, dũng cảm...

(4) Nick Vujicic : Dù không có chân tay, anh vẫn mạnh mẽ vượt qua nghịch cảnh và trở thành diễn giả truyền cảm hứng sống cho hàng triệu người. Anh nổi tiếng với phương châm “Cuộc sống không giới hạn”. => Nghị lực sống, ý chí phi thường, không khuất phục nghịch cảnh, sống tích cực,...

(5) Tình nguyện viên trong mùa dịch Covid 19: Các bạn trẻ đã tham gia vận chuyển nhu yếu phẩm, hỗ trợ y tế để giúp đỡ người dân trong thời gian giãn cách, thể hiện sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong cộng đồng. => Tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết, tình dân tộc, yêu quê hương, đất nước,...

(6) Đăm Săn là sử thi nổi tiếng của dân tộc Ê-đê (Tây Nguyên). Tác phẩm kể về các cuộc chiến đấu và chinh phục của Đăm Săn để bảo vệ buôn làng, thực hiện khát vọng trở thành người tù trưởng hùng mạnh nhất. Đây là nhân vật hiện khát vọng vươn lên của người anh hùng trong xã hội xưa. Đăm Săn, với sức trẻ dũng mãnh và ý chí sắt đá, đã vượt qua nhiều thử thách, trở thành biểu tượng của tinh thần mạnh mẽ, cho hạnh phúc và tự do. => Người trẻ dám mơ, dám nghĩ, dám làm và đầy bản lĩnh.

(7) Remi Camus, chàng trai người Pháp, đã bơi dọc sông Mê Kông tổng chiều dài 4400km để truyền tới thế giới thông điệp mạnh mẽ về việc bảo vệ nguồn nước sạch. => Thái độ sống tích cực

(8) Cụ Huỳnh Thúc Kháng là người học rất giỏi, đã hai lần đỗ thủ khoa trong các kỳ thi Hương và thi Hội. Cụ còn là người rất ham học, lúc nào cũng đọc sách tìm tòi cái mới, cái hay của sách vở, khám phá cái vô cùng của kiến thức. Trong thời gian bị đày đi Côn Đảo, cụ đã tự học tiếng Pháp. Với cuốn từ điển Pháp dày khoảng 1800 trang, cụ đã kiên trì học thuộc sau các buổi lao động khổ sai hằng ngày. Cụ là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần hiếu học của người Quảng và soi rọi cho thế hệ thanh niên đời sau. => Tinh thần hiếu học

(9) Bill Gates hiện đang là một trong những người giàu nhất thế giới, là ông chủ của tập đoàn Microsoft, nổi tiếng với những thành tích đáng ngưỡng mộ thế nhưng ông là người bỏ học Đại học để theo đuổi niềm đam mê của mình. Với tinh thần quyết tâm hơn người ông đã có nên thành công của ngày hôm nay. => Đam mê mãnh liệt, sự thành công

(10) Thầy Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương về nghị lực phi thường, sống tích cực. Bị liệt hai tay từ nhỏ và không thể đến trường như bạn bè cùng trang lứa, nhưng thầy không để hoàn cảnh làm mất đi niềm tin hay bỏ cuộc. Thầy tập viết bằng chân và vượt qua mọi khó khăn để học tập. Sau này thầy trở thành nhà giáo ưu tú, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học sinh. Câu chuyện của thầy là minh chứng cho tinh thần vươn lên, không khuất phục trước số phận. => Nghị lực sống, ý chí phi thường, không khuất phục nghịch cảnh...

Dẫn chứng nghị luận xã hội cho mọi đề (Dẫn chứng nghị luận xã hội ngắn gọn) mang tính chất tham khảo.

Dẫn chứng nghị luận xã hội cho mọi đề, ngắn gọn? Quy định quan điểm xây dựng chương trình GDPT môn Văn như thế nào?

Dẫn chứng nghị luận xã hội cho mọi đề, ngắn gọn? Quy định quan điểm xây dựng chương trình GDPT môn Văn như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Quy định quan điểm xây dựng chương trình GDPT môn Văn như thế nào?

Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn có nêu rõ quan điểm xây dựng Chương trình GDPT môn Ngữ Văn như sau:

Chương trình môn Ngữ văn tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm sau:

- Chương trình được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.

- Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học. Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.

- Chương trình được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.

- Chương trình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình môn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành.

Tác phẩm nào phải có trong chương trình giáo dục phổ thông của môn ngữ văn?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục V chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định một số văn bản bắt buộc và văn bản bắt buộc lựa chọn như sau:

- Tác phẩm bắt buộc:

+ Nam quốc sơn hà (Thời Lý)

+ Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

+ Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

+ Truyện Kiều của Nguyễn Du

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

+ Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

- Tác phẩm bắt buộc lựa chọn:

+ Văn học dân gian Việt Nam

++ Chọn ít nhất 4 tác phẩm đại diện cho 4 thể loại trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười

++ Chọn ít nhất 3 bài ca dao về các chủ đề: quê hương đất nước; tình yêu, tình cảm gia đình; con người và xã hội (trữ tình hoặc trào phúng)

++ Chọn ít nhất 1 sử thi Việt Nam

++ Chọn ít nhất 1 truyện thơ của các dân tộc thiểu số Việt Nam

++ Chọn ít nhất 1 kịch bản chèo hoặc tuồng

+ Văn học viết Việt Nam, chọn ít nhất 1 tác phẩm của mỗi tác giả sau:

++ Thơ Nôm, văn nghị luận của Nguyễn Trãi

++ Thơ chữ Hán của Nguyễn Du

++ Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương

++ Thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu

++ Thơ Nôm của Nguyễn Khuyến

++ Truyện và thơ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

++ Truyện ngắn, tiểu thuyết của Nam Cao

++ Tiểu thuyết, phóng sự của Vũ Trọng Phụng

++ Thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám

++ Thơ của Tố Hữu trước và sau Cách mạng tháng Tám

++ Truyện ngắn, kí của Nguyễn Tuân

++ Kịch của Nguyễn Huy Tưởng

++ Kịch của Lưu Quang Vũ

+ Văn học nước ngoài, chọn ít nhất 1 tác phẩm cho mỗi nền văn học sau: Anh, Pháp, Mĩ, Hy Lạp, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.

Theo đó, bên cạnh những văn bản gợi ý tác giả sách giáo khoa và giáo viên lựa chọn, chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn phải có các văn bản bắt buộc trên để bảo đảm nội dung giáo dục cốt lõi, thống nhất trên cả nước.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}