Đã có Thông tư 88/2024 về phân công trách nhiệm phối hợp xác minh, giải quyết vụ cháy trong Công an nhân dân ra sao?

Đã có Thông tư 88/2024 về phân công trách nhiệm phối hợp xác minh, giải quyết vụ cháy trong Công an nhân dân ra sao?

Đã có Thông tư 88/2024 về phân công trách nhiệm phối hợp xác minh, giải quyết vụ cháy trong Công an nhân dân ra sao?

Ngày 21/11/2024, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 88/2024/TT-BCA quy định về phân công trách nhiệm, quan hệ phối hợp, quy trình xác minh, giải quyết vụ cháy trong Công an nhân dân.

Theo đó, Thông tư 88/2024/TT-BCA quy định trách nhiệm, quan hệ phối hợp trong xác minh, giải quyết vụ cháy; trình tự, thủ tục xác minh, giải quyết vụ cháy, chuyển giao hồ sơ, chế độ báo cáo, tiêu chí phân loại vụ cháy và hồ sơ giải quyết vụ cháy trong Công an nhân dân.

Căn cứ Điều 2 Thông tư 88/2024/TT-BCA quy định về nguyên tắc xác minh, giải quyết vụ cháy như sau:

(1) Tất cả vụ cháy xảy ra phải được xác minh, giải quyết và kết luận nhanh chóng, kịp thời, an toàn, chính xác, khách quan, toàn diện. Kiến nghị, khắc phục nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vụ cháy và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định tại Thông tư 88/2024/TT-BCA và các quy định của pháp luật có liên quan.

(2) Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan điều tra các cấp trong Công an nhân dân, lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và các lực lượng khác trong Công an nhân dân phải phối hợp chặt chẽ trong quá trình xác minh, giải quyết vụ cháy, bảo đảm tập trung, thống nhất theo chỉ đạo của Thủ trưởng Công an các cấp. Cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

(3) Không được lợi dụng, lạm dụng công tác xác minh, giải quyết vụ cháy để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

Đã có Thông tư 88/2024 về phân công trách nhiệm phối hợp xác minh, giải quyết vụ cháy trong Công an nhân dân ra sao?

Đã có Thông tư 88/2024 về phân công trách nhiệm phối hợp xác minh, giải quyết vụ cháy trong Công an nhân dân ra sao? (Hình ảnh Internet)

Công an cấp xã, Đồn Công an có trách nhiệm trong xác minh, giải quyết vụ cháy như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 88/2024/TT-BCA quy định về trách nhiệm của Công an cấp xã, Đồn Công an trong xác minh, giải quyết vụ cháy như

- Khi tiếp nhận thông tin vụ cháy, Công an cấp xã, Đồn Công an có trách nhiệm tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, tổ chức bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực xảy ra cháy theo quy định.

- Phát hiện, thu thập, ghi nhận các dấu vết, đồ vật, tài liệu tại hiện trường có nguy cơ bị thay đổi, phá hủy; phối hợp các lực lượng xác định sơ bộ thiệt hại về người, tài sản; xác định và lấy lời khai của người biết việc, người có liên quan, đối tượng nghi vấn gây ra cháy; thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ cháy, dữ liệu camera giám sát của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gần khu vực cháy (nếu có); báo cáo cụ thể tình hình có liên quan và bàn giao tài liệu, đồ vật đã thu thập cho cơ quan, người có thẩm quyền.

- Phối hợp với Cơ quan điều tra, cơ quan, đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền trong xác minh, giải quyết vụ cháy khi được yêu cầu.

Xác định sơ bộ thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra vụ cháy thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 18 Thông tư 88/2024/TT-BCA quy định về xác định sơ bộ thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra vụ cháy như sau:

(1) Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (đối với Công an cấp huyện chưa thành lập Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) Công an cấp huyện chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xác định sơ bộ thiệt hại về người, tài sản (tổng giá trị nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; phương tiện giao thông; vật tư, thiết bị và các loại hàng hóa bị cháy hoặc các loại tài sản khác đủ căn cứ chứng minh, xác định giá trị) và xác định đơn vị chủ trì xác minh, giải quyết vụ cháy.

Việc xác định sơ bộ thiệt hại về người, tài sản dựa trên lời khai của chủ sở hữu hợp pháp của tài sản bị thiệt hại, các tài liệu về nguồn gốc, thời gian sử dụng của tài sản bị thiệt hại trong vụ cháy và tài liệu khác có liên quan (nếu có).

(2) Thành phần tham gia xác định sơ bộ thiệt hại về người, tài sản gồm;

- Đại diện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện, Công an cấp xã nơi xảy ra vụ cháy;

- Chủ cơ sở, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông, chủ sở hữu hợp pháp của tài sản bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp (nếu có);

- Người chứng kiến, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có kiến thức chuyên môn (nếu có);

- Đại diện Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh đối với trường hợp xảy ra cháy tại cơ sở do Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh quản lý;

- Đại diện chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ cháy.

(3) Việc xác định sơ bộ thiệt hại về người, tài sản và đơn vị chủ trì xác minh, giải quyết vụ cháy phải được lập Biên bản theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 88/2024/TT-BCA. Trường hợp các thành phần tham gia xác định sơ bộ thiệt hại về người, tài sản và đơn vị chủ trì xác minh, giải quyết vụ cháy có ý kiến khác nhau thì đơn vị chủ trì quyết định kết quả xác định sơ bộ thiệt hại về người, tài sản.

Lưu ý: Thông tư 88/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/1/2025.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}