Đã có Quyết định 190/QĐ-TW về quy chế bầu cử trong Đảng mới nhất? Xem toàn văn Quyết định 190 ở đâu?
Quyết định 190/QĐ-TW về quy chế bầu cử trong Đảng mới nhất? Xem toàn văn Quyết định 190 ở đâu?
Ngày 10 tháng 10 năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Quyết định 190/QĐ-TW năm 2024 về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.
Theo đó, ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190/QĐ-TW năm 2024
>> Xem toàn văn Quyết định 190/QĐ-TW năm 2024 tại đây
Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 190/QĐ-TW năm 2024 được áp dụng đối với việc bầu cử tại đại hội chi bộ, đại hội đảng bộ các cấp; bầu cử ở hội nghị ban chấp hành, hội nghị uỷ ban kiểm tra.
Việc bầu cử ở Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng do Đại hội quyết định.
Cấp uỷ, tổ chức đảng giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ được vận dụng theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 190/QĐ-TW năm 2024
Đã có Quyết định 190/QĐ-TW về quy chế bầu cử trong Đảng mới nhất? Xem toàn văn Quyết định 190 ở đâu? (Hình từ Internet)
Hình thức bầu cử trong Đảng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 190/QĐ-TW năm 2024 quy định hình thức bầu cử trong Đảng gồm có như sau:
(1) Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ); bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp uỷ,
- Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.
- Bầu uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra. - Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.
- Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.
(2) Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, thư kỳ đại hội, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu).
- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
Quy định ứng cử và thủ tục ứng cử trong Đảng ra sao?
Căn cứ tại Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 190/QĐ-TW năm 2024 quy định ứng cử và thủ tục ứng cử trong Đảng gồm có như sau:
- Ứng cử được áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Đảng viên chính thức ứng cử tại đại hội đảng viên mà mình là thành viên của tổ chức đảng đó. Đại biểu chính thức của đại hội ủng cử tại đại hội đại biểu.
+ Đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội làm đơn ứng cử ở đại hội tổ chức cơ sở đảng hoặc làm hồ sơ ứng cử để được bầu vào cấp uỷ của đại hội đại biểu từ cấp huyện và tương đương trở lên.
+ Uỷ viên ban chấp hành ứng cử để được bầu vào ban thưởng vụ; uỷ viên ban thường vụ ứng cử đề được bầu làm bí thư, phó bí thư; trường hợp cấp uỷ chỉ bầu bí thư, phó bí thư, không bầu ban thường vụ thì cấp uỷ viên có quyền ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 11 của Quy chế này). Trường hợp đại hội chi bộ không bầu chỉ uỷ, đảng viên chính thức có quyền ủng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư.
+ Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng ứng cử để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Uỷ viên Bộ Chính trị ứng cử để được bầu làm Tổng Bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều II của Quy chế này).
+ Cấp uỷ viên ứng cử để được bầu vào uỷ ban kiểm tra, uỷ viên bạn thường vụ ứng cử để được bầu làm chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ cấp mình (trừ các trường hợp quy định tại Điều 11 của Quy chế này).
+ Uỷ viên uỷ ban kiểm tra ứng cử để được bầu làm phó chủ nhiệm uy ban kiểm tra.
- Thủ tục ứng cử
+ Đảng viên chính thức ở đại hội đảng viên ứng cử trực tiếp tại đại hội hoặc gửi đơn tới đoàn chủ tịch đại hội. Ở đại hội đại biểu cấp cơ sở, đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội nếu ứng cử thì làm đơn ứng cử nộp cho cấp uỷ cơ sở.
+ Đại biểu chính thức ở đại hội đại biểu ứng cử trực tiếp tại đại hội hoặc gửi đơn tới đoàn chủ tịch đại hội.
+ Cấp uỷ viên ứng cử trực tiếp tại hội nghị cấp uỷ để được bầu vào ban thưởng vụ (Bộ Chính trị, Ban Bí thư), uỷ viên Uỷ ban kiểm tra.
+ Uỷ viên uỷ ban kiểm tra ứng cử trực tiếp tại hội nghị uỷ ban kiểm tra để được bầu làm phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra.
+ Đảng viên không phải là đại biểu của đại hội nếu ứng cử vào cấp uỷ từ cấp huyện và tương đương trở lên, thì chậm nhất là 15 ngày làm việc trước ngày khai mạc đại hội phải hoàn chỉnh hồ sơ ứng cử hộp cơ quan tổ chức của cấp uỷ triệu tập đại hội. Hồ sơ ứng cử gồm có:
++ Đơn ứng cử.
++ Bản khai lý lịch được xác nhận của cấp uỷ cơ sở,
++ Bản kê khai tải sản, thu nhập của cả nhân và gia đình theo quy định. - Giấy chứng nhận sức khỏe.
++ Bản nhận xét của cấp uỷ cơ sở nơi sinh hoạt, công tác và nơi cư trú theo quy định.
++ Kết luận tiêu chuẩn chính trị của cấp uỷ có thẩm quyền theo quy định.
++ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị (có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ hoặc của cấp có thẩm quyền).
Cấp uỷ cơ sở nơi đảng viên sinh hoạt và nơi đảng viên cư trú có trách nhiệm xác nhận, nhận xét về người ứng cử. Những vấn đề cần thẩm tra, xác minh nếu vượt quá thẩm quyền thì đề nghị cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.
Cơ quan tổ chức của cấp uỷ triệu tập đại hội có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tư cách của người ứng cử.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;