Đã có Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định về chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động có hiệu lực từ 01/01/2023?
Luật Cảnh sát cơ động 2022 điều chỉnh và giải thích như thế nào về Cảnh sát cơ động?
Theo Điều 1 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:
Luật này quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát cơ động; bảo đảm điều kiện hoạt động, chế độ, chính sách đối với Cảnh sát cơ động; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động được quy định như thế nào?
Theo Điều 2 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định về giải thích từ ngữ như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Biện pháp vũ trang là cách thức, phương pháp sử dụng sức mạnh tinh thần, thể chất, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để Cảnh sát cơ động thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
2. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động bao gồm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc Cảnh sát cơ động."
Đã có Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định về chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động có hiệu lực từ 01/01/2023? (Hình từ internet)
Luật Cảnh sát cơ động 2022 có hiệu lực từ khi nào?
Theo Điều 33 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định:
"Điều 33. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
2. Pháp lệnh Cảnh sát cơ động số 08/2013/PL-UBTVQH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2022."
Như vậy, Luật Luật Cảnh sát cơ động 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 thay thế Pháp lệnh Cảnh sát cơ động số 08/2013/PL-UBTVQH13.
Vị trí chức năng nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của Cảnh sát cơ động như thế nào?
Theo Điều 3, Điều 4 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định như sau:
- Vị trí, chức năng của Cảnh sát cơ động
+ Cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Công an nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
- Nguyên tắc hoạt động của Cảnh sát cơ động
+ Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
+ Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
+ Kết hợp chặt chẽ biện pháp vũ trang với các biện pháp công tác khác của lực lượng Công an nhân dân trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
+ Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương.
- Nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động
+ Tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an về biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; xây dựng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
+ Sử dụng biện pháp vũ trang là chủ yếu để chống hành vi bạo loạn, khủng bố.
+ Sử dụng biện pháp vũ trang và các biện pháp công tác khác để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
++ Tấn công, ngăn chặn đối tượng thực hiện hành vi bắt cóc con tin, sử dụng bạo lực xâm phạm, đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức;
++ Giải tán các vụ việc tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự;
++ Bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội và bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt;
++ Tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự.
- Xây dựng, diễn tập phương án để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình xây dựng và thực hiện phương án của Cảnh sát cơ động.
- Huấn luyện, bồi dưỡng điều lệnh, quân sự, võ thuật, kỹ thuật, chiến thuật đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động và cán bộ, chiến sĩ, học viên trong Công an nhân dân; chủ trì, phối hợp huấn luyện công tác phòng, chống khủng bố cho lực lượng chuyên trách và lực lượng được huy động tham gia chống khủng bố; tham gia huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ thuộc các Bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
- Thực hiện nghi lễ trong Công an nhân dân và các sự kiện quan trọng theo quy định.
- Phối hợp, hỗ trợ các lực lượng trong Công an nhân dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị, các lực lượng khác trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan.
Luật Cảnh sát cơ động 2022 có hiệu lực từ 01/01/2023.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;