Cúng tất niên là gì? Tất niên 2025 ngày bao nhiêu? Ép người khác uống rượu, bia trong dịp Tết và tất niên bị xử phạt thế nào?

Cúng tất niên là gì? Tất niên 2025 ngày bao nhiêu? Ép người khác uống rượu, bia trong dịp Tết và tất niên bị xử phạt thế nào?

Cúng tất niên là gì? Tất niên 2025 ngày bao nhiêu?

"Cúng tất niên là gì?" "Tất niên 2025 ngày bao nhiêu?" là những câu hỏi được quan tâm mỗi dịp tết đến xuân về. Vậy:

"Cúng tất niên là gì?"

Tất niên là phong tục của người Việt, nhằm tạm biệt năm cũ và chào đón năm mới. Vào ngày này các thành viên trong gia đình sẽ cùng quây quần bên nhau, cùng nhau bày biện mâm cúng và cùng thưởng thức bữa ăn cuối năm ấm áp bên nhau.

Cúng tất niên là nghi thức quan trọng bởi nó ẩn chứa nhiều ý nghĩa:

Mọi người cùng nhìn lại năm cũ, rà soát các khoản nợ nần để tìm cách trả xong trước đêm 30 Tết.

Là dịp để tất cả các thành viên của gia đình ở xa cùng nhau tụ họp, chia sẻ những gì đã trải qua trong suốt một năm.

Việc lau dọn, sửa soạn bàn thờ là cơ hội để con cháu thể hiện lòng thành kính và hiếu thảo với ông bà, tổ tiên.

Đối với các doanh nghiệp, cúng tất niên còn nâng cao tinh thần đoàn kết giữa đồng nghiệp với nhau.

"Tất niên 2025 ngày bao nhiêu?"

Thông thường, lễ cúng tất niên thường được tổ chức vào ngày 30 tháng Chạp hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, nhiều gia đình có việc bận thường làm tất niên sớm hơn để phù hợp và thuận tiện với lối sống cũng như tính chất của công việc.

Như vậy, tùy vào gia đình thì Tất niên 2025 sẽ được cúng vào các ngày khác nhau có thể là từ 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30 Tết 2025. Tuy nhiên, năm 2025, Tết Âm lịch sẽ không có ngày 30 Tết.

Thông tin về "Cúng tất niên là gì?" "Tất niên 2025 ngày bao nhiêu?" tham khảo như trên.

Cúng tất niên là gì? Tất niên 2025 ngày bao nhiêu? Ép người khác uống rượu, bia trong dịp Tết và tất niên bị xử phạt thế nào?

Cúng tất niên là gì? Tất niên 2025 ngày bao nhiêu? Ép người khác uống rượu, bia trong dịp Tết và tất niên bị xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)

Ép người khác uống rượu, bia trong dịp Tết và tất niên bị xử phạt thế nào?

Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;
b) Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;
b) Ép buộc người khác uống rượu bia.

Theo quy định trên, mức xử phạt cao nhất đối với hành vi ép người khác uống rượu, bia trong dịp Tết và tất niên có thể lên tới 3 triệu đồng.

Lưu ý: mức phạt tiền được quy định trên đây là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Đi làm ngày nghỉ Tết người lao động được trả bao nhiêu tiền lương?

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 có quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, người lao động đi làm vào ngày nghỉ Tết thì được trả số tiền lương như sau:

- Đi làm vào ban ngày: Hưởng ít nhất là bằng 300% lương của ngày làm việc bình thường.

- Đi làm vào ban đêm: Hưởng ít nhất là bằng 390% lương của ngày làm việc bình thường. (300% (tiền lương làm thêm giờ ngày lễ, tết) + 30% (làm việc vào ban đêm) + 20% x tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày của ngày lễ, tết (300%) = 390%)

Lưu ý: Mức lương này chưa kể tiền lương ngày Tết nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}