Cúng tạ đất đầu năm 2025 ngày nào? Xem ngày tốt cúng đất 2025? Cúng tạ đất đầu năm sắm những gì?

Cúng tạ đất đầu năm 2025 ngày nào? Xem ngày tốt cúng đất 2025? Cúng tạ đất đầu năm sắm những gì?

Cúng tạ đất đầu năm 2025 ngày nào đẹp? Cúng tạ đất đầu năm sắm những gì? Xem ngày tốt cúng đất 2025?

Cúng tạ đất đầu năm là một nghi lễ quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt, nhằm tạ ơn Thổ địa, Thần linh và cầu mong một năm mới bình an, thuận lợi. Cúng tạ đất thường được cúng cuối năm hoặc đầu năm.

Cúng tạ đất cuối năm thường diễn ra trước ngày 23 tháng Chạp (lễ cúng ông Táo). Cúng tạ đất đầu năm 2025 thường diễn ra trước trong tháng Giêng hoặc sau ngày Rằm tháng Giêng.

Dưới đây là ngày đẹp cúng tạ đất đầu năm 2025 bạn có thể tham khảo:

- Ngày rằm tháng Giêng: Ngày rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) cũng là một ngày đẹp để cúng đất đầu năm. Ngày này tượng trưng cho sự tròn đầy, sung túc và may mắn.

- Ngày 16 tháng Giêng (13/2/2025 Dương lịch)

- Ngày 18 tháng Giêng (15/2/2025 Dương lịch)

- Ngày 22 tháng Giêng (19/2/2025 Dương lịch)

- Ngày 25 tháng Giêng (22/2/2025 Dương lịch)

- Ngày 28 tháng Giêng (25/2/2025 Dương lịch)

Lễ vật cúng tạ đất đầu năm 2025:

Bàn lễ cúng ngoài trời

Gà trống luộc nguyên con, đầu heo luộc, giò, chả, nem rán, Bánh chưng/bánh tét

Xôi gấc hoặc xôi đỗ xanh; chè; Mâm ngũ quả (chuối, bưởi, táo, cam, thanh long hoặc dưa hấu)

Chén gạo, chén muối; chén rượu, trà, nước sạch

Hoa tươi (hoa cúc, hoa lay ơn, hoa huệ,…); Bánh kẹo, trầu cau, thuốc lá

Nhang, đèn cầy; tiền vàng mã, quần áo giấy (tùy theo phong tục từng vùng)

Bàn lễ cúng trong nhà (Cúng gia tiên)

Mâm cơm cúng (có thể là mặn hoặc chay, tùy theo gia đình):

Gà luộc hoặc thịt lợn luộc

Xôi, bánh chưng hoặc bánh tét

Canh rau củ, nem rán, giò chả; Dưa hành, nộm, món xào…

Chè, xôi; Hoa tươi, mâm ngũ quả, nhang đèn

Rượu, nước, trà

Một số lễ vật khác (tùy phong tục địa phương)

Bánh kẹo, nước ngọt

Bánh chưng, bánh tét, bánh trôi (miền Bắc hay có bánh trôi để cầu may mắn)

Vàng mã, tiền âm phủ (cúng Thần linh và gia tiên)

📌 Lưu ý:

Khi chọn ngày cúng, nên tránh các ngày xung khắc với tuổi của gia chủ để đảm bảo nghi lễ diễn ra thuận lợi.

Lễ cúng tạ đất thường được thực hiện ngoài sân hoặc trước cửa nhà.

Khi cúng, gia chủ nên ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, thành tâm cầu khấn.

Sau khi cúng xong, tiền vàng mã được hóa (đốt) để dâng lên các vị thần linh.

Văn khấn cúng tạ đất đầu năm 2025:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy:

- Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần

- Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

- Ngài Bản Gia Thổ Công, Thổ Địa, Long Mạch Tôn Thần

- Các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc Đức Chính Thần

- Tôn thần cai quản đất đai trong khu vực này

Hôm nay, ngày … tháng … năm …

Tín chủ con là: … (Họ và tên)

Ngụ tại: … (Địa chỉ nhà)

Nhân tiết đầu xuân năm mới, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa, trà quả, đốt nén tâm hương, thành kính dâng lên chư vị Tôn Thần.

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành. Xin phù hộ độ trì cho gia đạo bình an, sức khỏe dồi dào, vạn sự hanh thông, công việc thuận lợi, tài lộc tấn tới.

Cầu mong đất đai yên ổn, gia cư vững bền, âm siêu dương thịnh, nhân khang vật thịnh.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám và độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Chúc bạn và gia đình có một năm mới an lành, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn! Thông tin mang tính chất tham khảo.

Cúng tạ đất đầu năm 2025 ngày nào? Xem ngày tốt cúng đất 2025? Cúng tạ đất đầu năm sắm những gì?

Cúng tạ đất đầu năm 2025 ngày nào? Xem ngày tốt cúng đất 2025? Cúng tạ đất đầu năm sắm những gì? (Hình từ Internet)

Hoạt động có nội dung mê tín dị đoan có bị nghiêm cấm không?

Căn cứ theo Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm Nghị định 103/2009/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định cấm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
Nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
1. Các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa có nội dung:
a) Kích động nhân dân chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân;
b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái;
c) Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định.
d) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, xúc phạm dân tộc, vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
2. Lưu hành, phổ biến và kinh doanh các sản phẩm văn hóa; sản xuất, nhập khẩu trái phép các sản phẩm văn hóa đã có quyết định đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy; kinh doanh dịch vụ văn hóa mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh theo quy định.
3. Tổ chức các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa vi phạm các quy định về nếp sống văn minh, an ninh, trật tự và phòng, chống cháy nổ.

Như vậy, pháp luật nghiêm cấm các hoạt động truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái.

Ai có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

Căn cứ theo Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau:

- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

Như vậy, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}