Cúng Rằm tháng Giêng mấy giờ là tốt? Cúng Rằm tháng Giêng 2025 vào ngày nào đẹp? Giờ hoàng đạo Rằm tháng Giêng 2025 tốt?

Cúng Rằm tháng Giêng mấy giờ là tốt? Cúng Rằm tháng Giêng 2025 vào ngày nào đẹp? Giờ hoàng đạo Rằm tháng Giêng 2025 tốt?

Giờ hoàng đạo Rằm tháng Giêng 2025 tốt? Cúng Rằm tháng Giêng mấy giờ là tốt? Cúng Rằm tháng Giêng 2025 vào ngày nào đẹp?

Rằm tháng Giêng năm 2025 rơi vào thứ Tư, ngày 12/2/2025 dương lịch. Theo lịch can chi, đây là ngày Nhâm Tý, thuộc ngày Hoàng đạo, rất thích hợp cho việc cúng lễ.

Dưới đây là các khung giờ hoàng đạo Rằm tháng Giêng 2025 tốt:

+ Giờ Quý Mão (5h - 7h)

+ Giờ Bính Ngọ (11h - 13h)

+ Giờ Mậu Thân (15h - 17h)

+ Giờ Kỷ Dậu (17h - 19h)

Nếu không thể cúng vào ngày chính Rằm, bạn có thể thực hiện lễ cúng vào ngày 14 tháng Giêng (tức thứ Ba, ngày 11/2/2025 dương lịch). Trong ngày này, các khung giờ hoàng đạo bao gồm:

Giờ Nhâm Thìn (7h - 9h)

Giờ Giáp Ngọ (11h - 13h)

Giờ Ất Mùi (13h - 15h)

Giờ Mậu Tuất (19h - 21h)

Lưu ý rằng thông tin "Giờ hoàng đạo Rằm tháng Giêng 2025 tốt" mang tính chất tham khảo. Việc chọn giờ cúng phù hợp nên dựa trên điều kiện thực tế của gia đình để đảm bảo sự thuận tiện và trang nghiêm.

Cúng Rằm tháng Giêng mấy giờ là tốt? Cúng Rằm tháng Giêng 2025 vào ngày nào đẹp? Giờ hoàng đạo Rằm tháng Giêng 2025 tốt?

Cúng Rằm tháng Giêng mấy giờ là tốt? Cúng Rằm tháng Giêng 2025 vào ngày nào đẹp? Giờ hoàng đạo Rằm tháng Giêng 2025 tốt? (Hình từ Internet)

Rằm tháng Giêng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, ngày Rằm tháng Giêng không nằm trong danh sách những ngày nghỉ lễ tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo quy định.

Tuy nhiên, theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:

Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Theo đó, nếu ngày Rằm tháng Giêng rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ vào ngày này.

Trường hợp ngày Rằm tháng Giêng không rơi vào ngày nghỉ hằng tuần mà người lao động có nhu cầu nghỉ thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định pháp luật.

Được đốt vàng mã cúng ngày rằm tháng giêng hay không?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tổ chức lễ hội như sau:

Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người dân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu thắp hương, đốt vàng mã vào ngày Rằm tháng Giêng không đúng nơi quy định.

Lưu ý:

Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân nếu có cùng một hành vi vi phạm hành chính (theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}