Cử nhân Luật mới ra trường phải mất bao lâu để được bổ nhiệm công chứng viên? Tập sự bao lâu thì đủ điều kiện trở thành công chứng viên?

Cử nhân Luật mới ra trường phải mất bao lâu để được bổ nhiệm công chứng viên? Tập sự bao lâu thì đủ điều kiện trở thành công chứng viên? - Câu hỏi của chị Quỳnh (Đồng Nai)

Sinh viên Luật cần đáp ứng tiêu chuẩn gì để trở thành công chứng viên?

Căn cứ tại Điều 8 Luật Công chứng 2014 quy định về tiêu chuẩn công chứng viên phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

- Có bằng cử nhân luật;

- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.

- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Như vậy, sinh viên luật vừa tốt nghiệp thì phải cần có thêm từ 05 năm công tác pháp luật tại các cơ quan, tổ chức.

Đồng thời phải tốt nghiệp được khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng theo quy định, ngoài ra phải đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng và có sức khỏe để hành nghề.

Cử nhân Luật mới ra trường phải mất bao lâu để được bổ nhiệm công chứng viên? Tập sự bao lâu thì đủ điều kiện trở thành công chứng viên?

Cử nhân Luật mới ra trường phải mất bao lâu để được bổ nhiệm công chứng viên? Tập sự bao lâu thì đủ điều kiện trở thành công chứng viên? (Hình từ internet)

Cử nhân luật cần tập sự bao lâu thì đủ điều kiện trở thành công chứng viên?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

- Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng.

- Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó;

- Trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.

- Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.

- Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.

- Khi hết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn và xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự gửi đến Sở Tư pháp nơi mình đã đăng ký tập sự; được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.

Như vậy, cử nhân luật đã hoàn thành khóa đào tạo nghề công chứng thì phải tập sự tại các tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện ít nhất là 12 tháng và phải đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng để được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.

Cử nhân Luật mới ra trường phải mất bao lâu để được bổ nhiệm công chứng viên?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Công chứng 2014 như sau:

Bổ nhiệm công chứng viên
1. Người đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 của Luật này có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được gửi đến Sở Tư pháp nơi người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gồm:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
b) Phiếu lý lịch tư pháp;
c) Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;
d) Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;
đ) Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Đối với người được miễn đào tạo nghề công chứng thì phải có bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này;
e) Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;
g) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên; trường hợp từ chối bổ nhiệm phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm.

Theo đó, khi cử nhân luật đáp ứng đủ các điều kiện được quy định cụ thể tại Điều 8 Luật Công chứng 2014 có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên.

Trường hợp cử nhân có nguyện vọng trở thành công chứng viên phải cần ít nhất là 05 năm công tác luật tại các cơ quan, tổ chức, đồng thời hoàn thành khóa đào tạo nghề công chứng và thêm ít nhất 12 tháng tập sự tại các tổ chức hành nghề công chứng.

Như vậy, cử nhân luật cần thêm ít nhất 05 năm sau khi tốt nghiệp đại học để trở thành công chứng viên.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}