Cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt được đặt ở vị trí nào? Hệ thống phòng vệ đường ngang được bố trí như thế nào?

Cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt được đặt ở vị trí nào? Hệ thống phòng vệ đường ngang được bố trí như thế nào? Câu hỏi của bạn A.P ở Hà Giang.

Cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt được đặt ở vị trí nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định như sau:

Cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt
1. Vị trí đặt cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt:
a) Cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt đặt cách đường ngang (tính từ vai đường bộ cùng phía) từ 100 mét (m) đến 500 mét (m). Nơi nhiều đường ngang có người gác ở gần nhau và khoảng cách giữa hai đường ngang nhỏ hơn 500 mét (m), cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt bố trí ở hai đầu khu vực có nhiều đường ngang;
b) Vị trí đặt cột tín hiệu ngăn đường ở bên trái theo hướng tàu chạy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu giao thông đường sắt.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì vị trí đặt cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt được quy định như sau:

- Cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt đặt cách đường ngang (tính từ vai đường bộ cùng phía) từ 100 mét (m) đến 500 mét (m).

Nơi nhiều đường ngang có người gác ở gần nhau và khoảng cách giữa hai đường ngang nhỏ hơn 500 mét (m), cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt bố trí ở hai đầu khu vực có nhiều đường ngang;

- Vị trí đặt cột tín hiệu ngăn đường ở bên trái theo hướng tàu chạy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu giao thông đường sắt.

Cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt được đặt ở vị trí nào? Hệ thống phòng vệ đường ngang được bố trí như thế nào?

Cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt được đặt ở vị trí nào? Hệ thống phòng vệ đường ngang được bố trí như thế nào? (Hình từ Internet)

Trong nhà gác đường ngang cần phải bố trí các thiết bị gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định như sau:

Thiết bị tại nhà gác đường ngang
1. Trong nhà gác đường ngang phải bố trí đầy đủ các thiết bị sau đây:
a) Điện thoại liên lạc với trực ban ga báo chắn đường ngang;
b) Thiết bị điều khiển tín hiệu đường bộ;
c) Thiết bị điều khiển tín hiệu đường sắt đối với đường ngang quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 của Thông tư này;
d) Thiết bị thông báo tự động cho nhân viên gác chắn biết khi tàu tới gần đường ngang;
đ) Thiết bị điều khiển chắn đường ngang đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 của Thông tư này;
e) Thiết bị có khả năng ghi nhận, lưu trữ những liên lạc giữa trực ban chạy tàu và nhân viên gác đường ngang;
g) Đồng hồ báo giờ.
...

Như vậy, căn cứ theo nội dung nêu trên quy định về thiết bị trong nhà gác phải được bố trí gồm các thiết bị sau:

- Điện thoại liên lạc với trực ban ga báo chắn đường ngang;

- Thiết bị điều khiển tín hiệu đường bộ;

- Thiết bị điều khiển tín hiệu đường sắt đối với đường ngang quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 của Thông tư này;

- Thiết bị thông báo tự động cho nhân viên gác chắn biết khi tàu tới gần đường ngang;

- Thiết bị điều khiển chắn đường ngang có thể lắp động cơ điện để hỗ trợ nhân viên gác chắn thao tác đóng, mở chắn hoặc sử dụng cần chắn điện do người điều khiển hoặc sử dụng cần chắn tự động đóng kín mặt đường bộ.

- Thiết bị có khả năng ghi nhận, lưu trữ những liên lạc giữa trực ban chạy tàu và nhân viên gác đường ngang;

- Đồng hồ báo giờ.

Hệ thống phòng vệ đường ngang được bố trí như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định về việc bố trí hệ thống phòng vệ đường ngang như sau:

Đối với đường ngang có người gác:

- Cần chắn, giàn chắn thủ công hoặc cần chắn, giàn chắn sử dụng động cơ điện do người điều khiển hoặc cần chắn tự động;

- Cọc tiêu, hàng rào cố định;

- Vạch sơn kẻ đường;

- Hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ;

- Đèn tín hiệu, chuông điện hoặc loa phát âm thanh;

- Tín hiệu ngăn đường trên đường sắt, trừ những đường ngang nằm trong phạm vi phòng vệ của tín hiệu vào ga, ra ga, hoặc tín hiệu bãi dồn, tín hiệu thông qua trên đường sắt có thiết bị đóng đường tự động hoặc tín hiệu phòng vệ khác, khi các tín hiệu trên cách đường ngang dưới 800 mét (m);

- Hệ thống giám sát đường ngang và các thiết bị khác liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông tại đường ngang.

Đối với đường ngang không có người gác:

- Đường ngang cảnh báo tự động:

+ Cần chắn tự động (nếu có);

+ Cọc tiêu, hàng rào chắn cố định;

+ Vạch sơn kẻ đường, gờ giảm tốc, gồ giảm tốc; biển cảnh báo chú ý tàu hỏa;

+ Hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ;

+ Đèn tín hiệu, chuông điện hoặc loa phát âm thanh;

+ Hệ thống giám sát đường ngang và các thiết bị khác liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông tại đường ngang.

- Đường ngang biển báo hiện hữu:

+ Cọc tiêu;

+ Vạch sơn kẻ đường, gờ giảm tốc, gồ giảm tốc; biển cảnh báo chú ý tàu hỏa, biển STOP (R122), kết hợp với biển phụ ghi “Dừng lại quan sát trước khi qua đường ngang”;

+ Hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ;

+ Các thiết bị khác liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông tại đường ngang.

Thông tư 29/2023/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/12/2023

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}