Công văn 3748 năm 2024 hướng dẫn thủ tục hải quan khi hệ thống gặp sự cố đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu như thế nào?
Công văn 3748 năm 2024 hướng dẫn thủ tục hải quan khi hệ thống gặp sự cố đối với hàng hóa xuất khẩu như thế nào?
Tại Mục 1 Công văn 3748/TCHQ-GSQL năm 2024 tải hướng dẫn thủ tục hải quan khi hệ thống gặp sự cố đối với hàng hóa xuất khẩu như sau:
- Người khai hải quan in 02 bản tờ khai xuất khẩu/tờ khai vận chuyển chịu sự giám sát hải quan đã được thông quan/giải phóng hàng/phê duyệt vận chuyển và nộp cho Bộ phận giám sát của Chi cục Hải quan nơi quản lý khu vực cửa khẩu, cảng, kho bãi, địa điểm.
- Chi cục Hải quan quản lý khu vực cửa khẩu, cảng, kho bãi, địa điểm
(i) Công chức tại bộ phận giám sát tiếp nhận 02 bản tờ khai hải quan do người khai hải quan nộp, kiểm tra tình trạng tờ khai do doanh nghiệp cung cấp đã được thông quan/giải phóng hàng/phê duyệt vận chuyển. Ký tên; ghi ngày, tháng, năm; đóng dấu công chức trên ô “Ghi chú”. Vào sổ theo dõi (bao gồm các thông tin: Số tờ khai, họ tên người đại diện doanh nghiệp, giấy tờ chứng minh danh tính như: căn cước công dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe...), lưu 01 bản và trả lại cho người khai hải quan 01 bản để nộp cho doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, địa điểm, cảng khi đưa hàng vào để xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh.
(ii) Thực hiện giám sát hàng hóa trong quá trình xếp lên phương tiện vận
Công văn 3748 năm 2024 hướng dẫn thủ tục hải quan khi hệ thống gặp sự cố đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu như thế nào? (Hình từ Internet)
Công văn 3748 năm 2024 hướng dẫn thủ tục hải quan khi hệ thống gặp sự cố đối với hàng hóa nhập khẩu như thế nào?
Tại Mục 2 Công văn 3748/TCHQ-GSQL năm 2024 hướng dẫn thủ tục hải quan khi hệ thống gặp sự cố đối với hàng hóa nhập khẩu như sau:
- Người khai hải quan:
(i) In 02 bản tờ khai nhập khẩu/tờ khai vận chuyển chịu sự giám sát hải quan đã được thông quan/giải phóng hàng/đưa về bảo quản/phê duyệt vận chuyển/đưa về địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu và nộp cho bộ phận giám sát của Chi cục Hải quan nơi quản lý khu vực cửa khẩu, cảng, kho bãi, địa điểm.
(ii) Xuất trình hàng hóa thuộc diện phải niêm phong hải quan, bao gồm: hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan, hàng hóa đưa về địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu để cổng chức bộ phận giám sát niêm phong và lập biên bản bàn giao theo mẫu 10/BBBG/GSQL phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC.
- Chi cục Hải quan quản lý khu vực cửa khẩu, cảng, kho, bãi, địa điểm
(i) Công chức tại bộ phận giám sát cửa khẩu, cảng, kho bãi, địa điểm tiếp nhận 02 bản tờ khai hải quan do người khai hải quan nộp, kiểm tra tình trạng tờ khai do doanh nghiệp cung cấp đã được thông quan/giải phóng hàng/đưa về bảo quản/phê duyệt vận chuyển. Ký tên; ghi ngày, tháng, năm; đóng dấu công chức trên ô “Ghi chứ”.
Vào sổ theo dõi (bao gồm các thông tin: Số tờ khai, họ tên người đại diện doanh nghiệp, giấy tờ chứng minh danh tính như: căn cước công dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe...), lưu 01 bản và trả lại cho người khai hải quan 01 bản để nộp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi, địa điểm để đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan.
(ii) Bố trí công chức thực hiện giám sát 24/7 tại khu vực cổng cảng, kho bãi, địa điểm.
(iii) Trường hợp hàng hóa phải niêm phong hải quan thì thực hiện theo quy định dưới đây.
- Đối với hàng hóa phải niêm phong hải quan:
(i) Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi
+ Thực hiện niêm phong và lập 03 bản biên bản bàn giao theo mẫu 10/BBBG/GSQL phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC, lưu 01 bản, giao cho người khai hải quan 02 bản để bàn giao hàng hóa cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến.
+ Theo dõi thông tin lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.
(ii) Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến.
- Tiếp nhận 02 bản Biên bản bàn giao do người khai hải quan nộp. Kiểm tra tình trạng niêm phong hoặc nguyên trạng hàng hoá, đối chiếu số niêm phong thực tế với số niêm phong hải quan (nếu có) hoặc số hiệu niêm phong hãng vận chuyển (nếu có) trên Biên bản bàn giao.
- Xác nhận, ký tên, đóng dấu trên 02 Biên bản bàn giao; trả lại người khai hải quan 01 bản; 01 bản lưu tại Chi cục Hải quan nơi vận chuyển đến và hồi báo cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi để biết và lưu kèm hồ sơ hải quan.
Chú ý: Sau khi hệ thống được khắc phục, Chi cục Hải quan thì cập nhật ngay thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan vào Hệ thống tương ứng.
Người khai hải quan có quyền gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Luật Hải quan 2014 quy định người khai hải quan có quyền:
- Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, hướng dẫn làm thủ tục hải quan, phổ biến pháp luật về hải quan;
- Yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa khi đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho cơ quan hải quan;
- Xem trước hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi khai hải quan để bảo đảm việc khai hải quan được chính xác;
- Yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra, nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan trong trường hợp hàng hóa chưa được thông quan;
- Sử dụng hồ sơ hải quan để thông quan hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, thực hiện các thủ tục có liên quan với các cơ quan khác theo quy định của pháp luật;
- Khiếu nại, tố cáo hành vi trái pháp luật của cơ quan hải quan, công chức hải quan;
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;