Công văn 206/TANDTC-PC 2022: TAND tối cao giải đáp vướng mắc trong xét xử vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hành chính?

Tôi muốn hỏi Công văn 206/TANDTC-PC 2022 đã giải đáp vướng mắc trong xét xử vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hành chính nào? - câu hỏi của chị Trần (Long An).

Tòa án nhân dân tối cao vừa ban hành Công văn 206/TANDTC-PC giải đáp vướng mắc nòa trong công tác xét xử vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hành chính?

Ngày 27/12/2022, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 về thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong công tác xét xử

Mục đích của Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 được ban hành để giải đáp một số vướng mắc trong quá trình xét xử vụ án hình sự, dân sự, hành chính và công tác hòa giải, đối thoại trong công tác xét xử.

Cụ thể Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 vừa ban hành đã hướng dẫn 30 vướng mắc trong giải quyết các vấn đề trong công tác xét xử, cụ thể:

- 03 vướng mắc trong xét xử Hình sự

- 07 vướng mắc trong xét xử Tố tụng hình sự

- 06 vướng mắc trong xét xử Dân sự, tố tụng dân sự

- 05 vướng mắc trong xét xử Kinh doanh thương mại

- 07 vướng mắc trong Hành chính, tố tụng hành chính

- 03 vướng mắc trong xét xử Công tác hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Công văn 206/TANDTC-PC 2022: Giải đáp bao nhiêu vướng mắc trong xét xử vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hành chính?

Công văn 206/TANDTC-PC 2022: Giải đáp bao nhiêu vướng mắc trong xét xử vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hành chính?

Người có hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên thì quy về phạm tội nào?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục I Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 giải đáp như sau:

3. Người có hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên thì phạm tội “Vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thẳng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 345 Bộ luật Hình sự hay tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Điều 178 Bộ luật Hình sự hay cả hai tội?
Trường hợp người có hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh mà hành vi hủy hoại đã làm cho tài sản của khu di tích bị hư hỏng hoặc mất giá trị sử dụng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật Hình sự nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.

Theo như quy định trên, nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì trường hợp người có hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh mà hành vi hủy hoại đã làm cho tài sản của khu di tích bị hư hỏng hoặc mất giá trị sử dụng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật Hình sự 2015.

Người khởi kiện quyết định thu hồi đất liên quan đến dự án quốc phòng thì Tòa án có được thụ lý không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015 (được bổ sung bởi khoản 7 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019) quy định như sau:

Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:
a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;
c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
3. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
4. Khiếu kiện danh sách cử tri.

Căn cứ vào tiểu mục 3 Mục V Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 hướng dẫn như sau:

3. Người khởi kiện khởi kiện quyết định thu hồi đất liên quan đến dự án quốc phòng thì Tòa án có được thụ lý không?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì khiếu kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:
“a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật."
Do vậy, Tòa án cần phải xem xét đánh giá tài liệu chứng cứ để xác định việc thu hồi đất của dự án đó có thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng hay không. Nếu không thuộc lĩnh vực trên thì vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Theo đó, quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Như vậy, theo các quy định trên về vấn đề thụ lý đơn khởi kiện của người khởi kiện quyết định thu hồi đất liên quan đến dự án quốc phòng , Tòa án cần phải xem xét đánh giá tài liệu chứng cứ để xác định việc thu hồi đất của dự án đó có thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng hay không. Nếu không thuộc lĩnh vực trên thì vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}