Công thức tính Diện tích hình chữ nhật? Áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật? Ví dụ tính diện tích hình chữ nhật thế nào?

Công thức tính Diện tích hình chữ nhật? Áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật? Ví dụ tính diện tích hình chữ nhật thế nào?

Công thức tính Diện tích hình chữ nhật? Áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật? Ví dụ tính diện tích hình chữ nhật thế nào?

Diện tích hình chữ nhật chính là phần được đo bằng độ lớn bề mặt của hình, là phần mặt phẳng mà bạn có thể nhìn thấy. Vậy nên, muốn tính diện tích hình chữ nhật ta sẽ lấy chiều dài nhân với chiều rộng.

Công thức tính Diện tích hình chữ nhật là:

S = a x b

Trong đó:

S chính là diện tích của hình chữ nhật

a sẽ là chiều dài của hình chữ nhật

b sẽ là chiều rộng của hình chữ nhật

Ví dụ: Cho hình chữ nhật ABCD, biết chiều dài là 5cm và chiều rộng 3cm. Hãy sử dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật để tính diện tích hình ABCD.

Áp dụng công thức ta có diện tích hình chữ nhật ABCD sẽ là:

5 x 3 = 15 cm2

Đáp số: 15 cm2

Công thức tính Diện tích hình chữ nhật? Áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật? Ví dụ tính diện tích hình chữ nhật thế nào?

Công thức tính Diện tích hình chữ nhật? Áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật? Ví dụ tính diện tích hình chữ nhật thế nào? (Hình ảnh Internet)

Quy định về nội dung cốt lõi môn toán học các cấp cần đạt được là gì?

Nội dung cốt lõi môn toán các cấp cần đạt được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT như sau:

Nội dung môn Toán học được tích hợp xoay quanh ba mạch kiến thức:

- Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích;

- Hình học và Đo lường;

- Thống kê và Xác suất.

Cụ thể như sau:

- Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích là cơ sở cho tất cả các nghiên cứu sâu hơn về toán học, nhằm hình thành những công cụ toán học để giải quyết các vấn đề của toán học và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan; tạo cho học sinh khả năng suy luận suy diễn, góp phần phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học và hình thành khả năng sử dụng các thuật toán.

Hàm số cũng là công cụ quan trọng cho việc xây dựng các mô hình toán học của các quá trình và hiện tượng trong thế giới thực.

- Hình học và Đo lường là một trong những thành phần quan trọng của giáo dục toán học, rất cần thiết cho học sinh trong việc tiếp thu các kiến thức về không gian và phát triển các kĩ năng thực tế thiết yếu.

Hình học và Đo lường hình thành những công cụ nhằm mô tả các đối tượng, thực thể của thế giới xung quanh; cung cấp cho học sinh kiến thức, kĩ năng toán học cơ bản về Hình học, Đo lường (với các đại lượng đo thông dụng) và tạo cho học sinh khả năng suy luận, kĩ năng thực hiện các chứng minh toán học, góp phần vào phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học, trí tưởng tượng không gian và tính trực giác.

Đồng thời, Hình học còn góp phần giáo dục thẩm mĩ và nâng cao văn hoá toán học cho học sinh. Việc gắn kết Đo lường và Hình học sẽ tăng cường tính trực quan, thực tiễn của việc dạy học môn Toán học.

- Thống kê và Xác suất là một thành phần bắt buộc của giáo dục toán học trong nhà trường, góp phần tăng cường tính ứng dụng và giá trị thiết thực của giáo dục toán học.

Thống kê và Xác suất tạo cho học sinh khả năng nhận thức và phân tích các thông tin được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, hiểu bản chất xác suất của nhiều sự phụ thuộc trong thực tế, hình thành sự hiểu biết về vai trò của thống kê như là một nguồn thông tin quan trọng về mặt xã hội, biết áp dụng tư duy thống kê để phân tích dữ liệu. Từ đó, nâng cao sự hiểu biết và phương pháp nghiên cứu thế giới hiện đại cho học sinh.

Ngoài ra, chương trình môn Toán học ở từng cấp cũng dành thời lượng thích đáng để tiến hành các hoạt động thực hành và trải nghiệm cho học sinh chẳng hạn như:

Tiến hành các đề tài, dự án học tập về Toán, đặc biệt là các đề tài và các dự án về ứng dụng toán học trong thực tiễn; tổ chức các trò chơi học toán, câu lạc bộ toán học, diễn đàn, hội thảo, cuộc thi về Toán; ra báo tường (hoặc nội san) về Toán; tham quan các cơ sở đào tạo và nghiên cứu toán học, giao lưu với học sinh có khả năng và yêu thích môn Toán,...

Những hoạt động đó sẽ giúp học sinh vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã được tích luỹ từ giáo dục toán học và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo; phát triển cho học sinh năng lực tổ chức và quản lí hoạt động, năng lực tự nhận thức và tích cực hoá bản thân; giúp học sinh bước đầu xác định được năng lực, sở trường của bản thân nhằm định hướng và lựa chọn nghề nghiệp; tạo lập một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.

Môn Toán góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất gì?

Môn Toán góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT.

Theo quy định trên, môn Toán góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}